top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 11,12 - ÔNG SAÑJAYA KHÔNG ĐẦU PHẬT

Đã cập nhật: 12 thg 7




“Asāre sāramatino, Sāre cāsāradassino; Te sāraṃ nādhigacchanti, Micchāsaṅkappagocarā”.

Không chân, tưởng chân thật, Chân thật, thấy không chân: Họ không đạt chân thật, Do tà tư, tà hạnh.

“Sārañ ca sārato ñatvā, Asārañ ca asārato; Te sāraṃ adhigacchanti, Sammasaṅkappagocarā”.

Chân thật, biết chân thật, Không chân, biết không chân. Họ đạt được chân thật, Do chánh tư, chánh hạnh.


Kệ Pháp Cú (11-12) nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Veḷuvana (Trúc

Lâm), đề cập đến ông Sañjaya không khứng theo về với Ngài, như lời tường trình của

hai vị Thượng thủ Thinh Văn (Aggasāvaka) đầu đuôi câu chuyện diễn tiến như sau:


Cách nay bốn A tăng kỳ (Asaṅkheyya) và một trăm ngàn đại kiếp (kappa) quả

địa cầu. Đức Bổn Sư Thích Ca còn là một vị công tử dòng Bà la môn (Brahmaṇa), cư

ngụ trong thành Amaravatī (Bất Tử). Sau khi học tập tinh thần bá nghệ thì song thân

đều khuất bóng, công tử bèn xả hết tài sản vô số triệu ra bố thí rồi xuất gia làm đạo sĩ,

ẩn tu trong miền Tuyết Sơn (Himavanta) tục gọi là núi Ma Thiên Lãnh.


Trong lúc hành thiền, đắc pháp Thần thông, đạo sĩ bay lên hư không ngó xuống

thấy thiên hạ đang quét dọn con đường từ ngôi Tịnh xá Sudassana (Thiện Kiến) của

đấng Thập Lực Dīpaṅkara Nhiên Đăng Phật vào tới thành Amaravatī.


Đạo sĩ cũng tự mình lãnh một phần công quả, ráng hết sức làm nhưng không

xong kịp, khi Đức Bổn Sư ngự đến, để bổ khuyết một đoạn đường ngắn còn dở dang,

đạo sĩ bèn trải tấm tọa cụ bằng da beo của mình lấp chỗ sình lầy, nằm xấp xuống bắt

cầu và nguyện rằng: “Đức Bổn Sư cùng với Thánh chúng (Sāvakasaṅgha) không từng

dẫm lên chỗ bùn nhơ, xin các Ngài bước lên mình ta mà đi qua cho sạch”.


Thấy vậy, Đức Cổ Phật thọ ký rằng: Vị nầy có Phật căn (Buddhakura), còn bốn

A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa sẽ thành Chánh quả hiệu là Gotama”.


Sau thời kỳ Đức Phật Dīpaṅkara, lần lượt đến thời Đức Phật Koṇḍañña, Phật

Sumaṅgala, Phật Sumana, Phật Revata, Phật Sobhita, Phật Anomadassī, Phật

Padumuttara, Phật Sumedha, Phật Sujāta, Phật Piyadassī, Phật Atthadassī, Phật

Dhammadassī, Phật Siddhattha, Phật Tissa, Phật Pussa, Phật Vipassī, Phật Sikhī, Phật

Vessabhū, Phật Kakusandha, Phật Konāgamana và Phật Kassapa.


Hai mươi ba vị Phật trên đây nối tiếp nhau, xuất hiện trong đời, khiến cho cõi thế

từng hồi rạng ngời ánh đạo từ bi.


Đức Bồ Tát (Bodhisatta) tinh tấn bổ túc người pháp Pāramī, mười pháp

Upapāramī, mười pháp Paramatthapāramī. Đức Bồ Tát hoàn thành Tam thập độ

(Tiṃsapāramī). Trong kiếp thọ sanh làm Thế tử Vessantara đã khiến cho quả địa cầu

rung động bảy lần. Khi Ngài thực hành đủ năm pháp đại thí (Mahāpariccāga), dứt tình

thân ái, hy sinh cả vợ và con.


Sau khi thăng hà, Đức Vessantara sanh lên cõi Tusita (Đâu Suất), sống hết bốn

ngàn tuổi thọ như ý (năm trăm bảy mươi sáu triệu năm nhân loại) thì chư thiên trong

mười ngàn cõi Sa bà (cakkavāḷa) vân tập đến trước ngọc giai cung thỉnh Ngài giáng

sinh làm Phật, bằng kệ ngôn rằng:


“Kāloyan te mahāvīra,

Uppajja mātu kucchiyaṃ;

Sadevakaṃ tārayanto,

Bujjhassa amataṃ padanti”.


“Bậc Đại Hùng, giờ thiêng đã điểm,

Cung thỉnh Ngài lãnh nhiệm đầu thai.

Gót vàng giã biệt thiên giai,

Mở đường bất tử, Phật đài ngự yên”.


Nghe vậy, Đức Bồ Tát suy ngẫm năm điều đại quán (Mahāvilokanāni). Chư

thiên lại nhắc rằng:


“Kālaṃ desaññe dīpañca,

Kulaṃ māterameva ca;

Ime pañca viloketvā,

Upajjanti mahāyasāti”.


“Chọn thời, xứ, chọn luôn châu nữa,

Lựa dòng sang, rồi lựa mẹ hiền.

Năm điều đại quán đủ duyên,

Xin cung thỉnh Đại hoàng thiên lâm phàm”.


Mạng chung từ cõi trời, Đức Bồ Tát giáng sanh trong hoàn tộc Sakya, toại hưởng

ngũ trần của đế nghiệp. Dần dà hết thời thơ ấu, đến tuổi hoa niên Đức Bồ Tát được

làm chủ ba tòa cung điện hợp theo thời tiết ba mùa với nếp sống huy hoàng vương

giả, chẳng khác nào ở cõi Thượng Thiên.


Nhưng có ba hôm, nhân lúc dạo chơi vường Ngự Uyển, Đức Bồ Tát lần lượt xúc

kiến ba vị Sứ trời (Devadūta) mệnh danh là Lão (Jiṇṇa), Bịnh (Byādhi) và Tử (Mata).

Cả ba lần Ngài đều phát tâm kinh cảm, bàng hoàng quay gót về cung.



Đến kì du ngoạn thứ tư, Đức Bồ Tát gặp được một vị Sa môn từ đó ý Ngài thiết

tha hoài vọng con đường thoát tục “Ta phải xuất gia”.


Ngự vào vườn ngự uyển, Đức Bồ Tát ngồi trên bờ hồ Hạnh Phúc

(Maṅgalapokkharaṇī) cho đến hết ngày hôm ấy.


Sau khi Đức Bồ Tát nhận lấy y phục của quan nội thị, thì chư thiên Vissakamma

(Tỳ Thủ Yết Ma) tự nhiên hiện đến. Ngài còn đang nhờ vị nầy sắp đặt hóa trang, chợt

nghe tin báo rằng Thái tử Rāhula vừa mới chào đời, vốn biết rằng tình phụ tử sâu xa

mãnh liệt, Đức Bồ Tát nói: “Sợi dây luyến ái nầy, Ta phải cắt đứt nó ngay khi nó chưa

ràng buộc được Ta”. Nghĩ rồi, Bồ Tát bộ hành vào thành, bỗng nghe cô em họ của

Ngài là công chúa Kisāgotamī hát rằng:


“Nibbutā nūna sā mātā

Nibbuto nūna so pitā

Nibbutā nūsa sā nārī

Yassāyaṃ īdiso patīti”.


“Hạnh phúc thay mẹ chàng tuổi trẻ,

Hạnh phúc thay cha đẻ chàng ta,

Hạnh phúc thay bạn quần thoa.

Có chồng anh tuấn hào hoa như chàng”.


Nghe qua bài kệ, Đức Bồ Tát nói thầm: “Phải chăng cô nầy là sứ giả, giục Ta lên

đường phúc lạc trường niên (Nibbutapada)”.


Đưa tay lên cổ tháo chuỗi trân châu, Đứt Bồ Tát tặng thưởng cô em họ, đoạn

Ngài ngự về vương thất tịnh tọa trên long sàng.


Đêm ấy, trong chốn thâm cung, cảnh tượng các vũ nữ, phi tần sật sừ ngây ngủ,

xiêm y lệch lạc, mắt mũi bơ phờ, càng khiến Đức Bồ Tát sanh tâm chán chường phiền

muộn, Ngài ra lịnh bảo thị thần Channa (Sa Nặc) thắng ngựa Kaṇṭhaka (Kiền Trắc)

đến cho Ngài. Lên yên thần mã, đèo thêm Channa làm bạn đồng hành, Đức Bồ Tát bắt

đầu chuyến đi lịch sử, có đủ mặt chư thiên trong mười ngàn cõi Sa bà tụ hội lại tiễn

đưa.


Ra khỏi đế đô vượt qua dòng sông Vô Thượng (Anoma), Đức Bồ Tát tự xuất gia,

rồi lần hồi tiến đến thành Rājagaha. Vào thành Rājagaha, khất thực xong, Ngài đình

bộ an tọa trên sườn Paṇḍarapabbata (Bạch Sơn), đức vua Magadha thân ngự đến thỉnh

Đức Bồ Tát về triều, nhưng Ngài đã khước từ vương vị và về sau Ngài đắc quả Toàn

Tri (Sabbaññū). Buổi đầu tiên, trên bước đường tầm phương tự thắng, Đức Bồ Tát có

tìm đến thọ giáo với hai tu sĩ tự xưng đã đắc đạo mầu là Ālara và Uddaka, Nhưng sau

lúc nhập môn, Ngài nhận thấy Đạo quả của hai vị nầy chưa đạt đến chỗ cao siêu tuyệt

đối. Đức Bồ Tát lại tách ra đi tìm chân lý với chí cương quyết xả thân cầu đạo, nhưng

chỉ tự mình khổ hạnh cần tu, sau sáu năm trời đằng đẳng trôi qua.


Một buổi sáng bình minh vào ngày rằm tháng tư âm lịch (Visākha). Độ xong bữa

cơm sữa đề hồ do nàng Sujātā dâng cúng. Đức Bồ Tát ném bát vàng xuống sông

Nerañjara (Ni Liên Thiền) và khiến bát ấy trôi ngược dòng sông theo ước nguyện.


Dựa mé sông Ni Liên lặng lờ, trong rừng Mahāvana (Đại Lâm) u nhã, Đức Bồ

Tát tinh tấn công phu suốt ngày hôm ấy. Mãi đến xế chiều, có ông lão Sotthiya (An

Hòa) hiến dâng cho Ngài một bó cỏ. Ngài nhận lãnh xong thì Long Vương (Nāgarāja)

hiện đến ca tụng ân đức của Ngài.


Tại gốc cây Bồ Đề (Bodhimaṇḍa) theo lời nguyện của Bồ Tát tự nhiên có một

bảo tọa nổi lên, Ngài trải cỏ ra làm bồ đoàn, rồi phát lời đoạn thệ rằng:


“Na tāvimaṃ pallaṅkaṃ bhindissāmi, yāva me anupādāya asevehi cittaṃ na

vimuccissati” – “Ta nhất định không bao giờ từ bỏ thế ngồi nầy, cho đến bao giờ tâm

Ta được giải thoát, tất cả lậu hoặc (āsava) không còn chấp thủ nữa mới thôi”.


Đoạn Ngài ngự lên bồ đoàn, ngồi quay mặt về hướng Đông, mặt trời chưa lặn,

Ngài đã thắng đội binh Ma vương (mārabala).


Canh một đầu hôm, Ngài đắc Túc mạng minh (Pubbenivā – saññāṇa), canh giữa

Ngài đắc Sanh tử minh (Cutūpatātaññāṇa) và đến canh cuối Ngài đắc Minh thấu triệt

nhân sanh khởi của vạn pháp (Paccayākarenāṇa).


Khi vầng thái dương ló dạng, Ngài chứng đạo quả Toàn Giác gồm đủ ân đức của

một vị Thập Lực (Dasabala) nhất là bốn Thần túc (Dục – Cần – Tâm – Thẩm).


Trải qua bảy thất (bốn mươi chín ngày), Ngài không lìa xa cội Bồ Đề, đến thất

thứ tám, Ngài ngự đến gốc cây Ajapāla nigrodha, ngồi trầm tư mặc tưởng nguyên lí

cao thâm mầu nhiệm của Chánh Pháp.


Thấy Ngài an nhiên bất động vua trời Phạm Thiên Sahampati với mười ngàn

Phạm chúng Thiên theo hầu vội xuống khấn đầu thỉnh Ngài đi hoằng pháp độ sinh.

Dùng Phật nhãn quan sát thế gian xong, Ngài chấp nhận lời Đại chúng Thiên cung

thỉnh.


“Thời Pháp đầu tiên, Như Lai nên thuyết cho ai đây?”, sau khi tự vấn, Ngài thấy

rõ hai thầy Ālara và Uddaka đã mệnh chung, Ngài đi đến nhóm năm thầy Kiều Trần

Như có nhiều duyên lành, bèn từ chỗ ngồi đứng dậy khởi hành sang xứ Kāsi.


Giữa đường, Ngài có gặp du sĩ Upaka. Ngày rằm tháng sáu âm lịch (āsāḷha),

Ngài mới tới chỗ ngụ của năm vị Tỳ khưu (Pañcavaggiya) trong rừng Isipataṇa

migādāya. Đối với sai lầm của những nhóm đệ tử nầy, Ngài đã vạch rõ lề lối thích

nghi, rồi Ngài bắt đầu Chuyển Pháp Luân (Dhamma cakkaṃ pavatteti), khiến cho một

trăm tám mươi triệu Phạm Thiên với vị lãnh đạo là Koṇḍañña uống được nước nguồn

bất tử (Amataṃ pāyati).


Quay bánh xe Bảo pháp đến ngày thứ năm Ngài độ các vị Tỳ khưu trong nhóm

nầy đắc quả A La Hán.

Cũng trong ngày ấy, Ngài quán sát thấy duyên lành của công

tử Yasa đã đến, nên ngồi nán chờ, nửa đêm công tử phát tâm nhàm chán gia đình, lìa

nhà ra đi thơ thẩn, không ngờ đến ngay chỗ ngự của Đức Thế Tôn.


Ngài lên tiếng gọi: “Lại đây Yasa”. Nội trong ngày ấy, Ngài thuyết pháp độ công

tử Yasa đắc quả Nhập Lưu (Sotāpatti) và tiếp qua ngày sau đắc quả A La Hán.


Kế đó, Ngài tiếp độ năm mươi bốn người bạn thân của công tử Yasa bằng cách

bảo cho họ xuất gia Ehibhikkhu (Thiện lai Tỳ khưu) và đắc luôn quả A La Hán.


Như thế là trên cõi phàm trần đã có sáu mươi mốt vị A La Hán.


Ra hạ đầu tiên, chư Tăng làm lễ Tự tứ xong, Đức Bổn Sư phán rằng: “Caratha,

bhikkhave, cārikanti” – “Nầy các Tỳ khưu! Hãy cất bước vân du”. Phái sáu mươi vị

sứ đồ đi tản mác tứ phương, rồi Đức Bổn Sư thân hành ngự qua miền rừng Uruvela

(Quãng Đại Biên). Tới khu Kappāsikavanasaṇḍa (Miên Hoa Viên Lâm) là rừng trồng

bông vải ở khoảng giữa đường, Đức Bổn Sư hóa độ cả ba mươi vị công tử trong nhóm

quý tộc Bhadda vaggiya. Trong số nầy các vị thấp kém nhất đắc quả Tu Đà Hườn vị

ưu tú nhất đắc A Na Hàm. Nhưng rồi Đức Bổn Sư cũng độ cho các vị đó xuất gia

bằng cách Ehibhikkhu và phái đi tha phương hành đạo.


Ngài tiếp tục ngự hành đến rừng Uruvela, biến hóa ba ngàn năm trăm phép lạ

(pātihāriya) thu phục ba anh em ngoại đạo tóc bện (Jaṭila) đứng đầu là đạo sĩ Uruvela

Kassapa cùng với một ngàn đệ tử của họ, Ngài cho tất cả xuất gia Ehibhikkhu cho

nhóm trong xứ Gayāsīla, rồi Ngài thuyết thời pháp Viêm Nhiệt Luân (Aditta pariyāya)

“Giải về lửa phiền não”, hóa độ cho tất cả đắc quả A La Hán. Với đoàn Thánh Tăng

một ngàn vị A La Hán ấy, Đức Thế Tôn ngự về Laṭṭhivanuyyāna (Công Viên Tiểu

Thợ Lâm) ở phụ cận thành Rājagaha, Ngài nghĩ rằng: “Như Lai sẽ thanh toán hai điều

giao ước cùng Quốc vương Bimbisāra (Tân Bà Sa) lúc trước”.


Nghe tin đồn: “Đức Bổn Sư đã trở lại”, Đức Vua dẫn theo mười hai muôn Bà la

môn và gia trưởng đến yết kiến Đức Bổn Sư. Đức Thầy dùng lời dịu ngọt thuyết pháp

phủ dụ xong, thì đức vua với mười một muôn vị tùy giá đắc quả Nhập Lưu, còn một

muôn vị phát khởi đức tin và quy y Tam Bảo.


Qua ngày thứ sáu, nhờ Thiên Vương Đế Thích (Sakka) biến hình làm một thanh

niên tán dương oai đức của Ngài vừa đi trước mở đường. Đức Bổn Sư nhập thành

Rājagaha, ngự vào hoàng cung, sau bữa thọ thực, Đức Bổn Sư nhận lãnh Tịnh xá

Veḷuvana và ngự an nơi đó. Chính tại ngôi chùa nầy mà Đại đức Sāriputta và

Moggallāna tìm đến xuất gia đầu Phật. Đây lần lượt kể tiếp chuyện như sau:


Trước thời Đức Chánh Biến Tri Gotama giáng thế, cách thành Rājagaha không

xa, có hai làng Bà la môn là Upatissa và Kolita. Ngày ở làng Upatissa, cô Bà la môn

Sārī thọ thai thì ở làng Kolita, cô Bà la môn Moggallī cũng kiết tử nhâm thần.

Theo tục truyền, hai gia tộc nầy từ bảy đời liên tiếp đã từng giao hảo mật thiết

với nhau, thân nhân của hai bên cho hai dựng phụ uống thuốc dưỡng thai cùng ngày.

Chẵn mười tháng, hai nàng đồng hạ sanh con trai.


Đến ngày lễ đặt tên, con bà Sārī được mệnh danh là Sāriputta vì là trưởng nam

của một trưởng tộc trong làng Upatissa nên còn có tên gọi là Upatissa, con của bà

Moggallī thì có tên là Kolita vì là con trai đầu lòng của một thế gia chủ tể trong làng

Kolita.


Đến tuổi trưởng thành, hai công tử đều tỏ ra xuất chúng trong mọi nghề nghiệp.

Khi công tử Upatissa muốn đi du hí ở sông hoặc ở công viên thì có năm trăm chiếc

kiệu vàng đứng đón đưa. Còn công tử Kolita mỗi khi đi chơi lại dắt theo cả đoàn năm

trăm cỗ xe tuấn mã, hai công tử cậu nào cũng có năm trăm thiếu niên tùy tùng hộ

tống.


Trong thành Rājagaha hàng năm có lệ dân chúng họp nhau ăn chơi trên chóp

núi, gọi là Sơn Đảnh Hội (Giraggamajja). Hai chiếc giường của hai công tử được kết

dính liền ở một nơi, hai cậu cùng ngồi bên nhau chủ tọa và thưởng thức cuộc lễ, đến

chỗ vui nhộn hai cậu cùng cười, đến chỗ bi thương hai cậu cùng khóc. Đến lúc lạc

quyên thì hai cậu cùng bố thí một lượt với nhau. Họ hành động như vậy trong nhiều

ngày.


Cho đến một hôm, trí hóa của hai người trở nên già giặn, họ không còn vui cười

trước cảnh trào lộng hay nhỏ lệ trước cảnh tâm ly, bố thí cho kẻ lạc quyên như những

ngày trước nữa.


Theo truyền ngôn thì hai chàng đang bị một định kiến như vầy ám ảnh: Có chi

đâu mà ta phải ở đây nhòm ngó, không đầy một trăm năm nữa, tất cả mọi thứ nầy đều

phải tiêu tan không còn lại chút hình bóng. Ta nên gia công tìm kiếm đạo giải thoát

khỏi luật vô thường là hơn.


Với ý nghĩ như thế trong đầu, hai chàng ngồi xuống băn khoăn... Sau cùng công

tử Kolita hỏi bạn rằng: “Hiền huynh Upatissa, sao hiền huynh không có vẻ hài lòng

toại ý như những ngày qua? Hôm nay hiền huynh lại ra chiều bất mãn... Chẳng hay

điều chi đang làm cho hiền huynh thắc mắc ưu phiền?”.


Công tử Upatissa bèn đáp: “Hiền huynh Kolita à! Xem mãi các trò chơi nầy, tôi

nhận thấy tất cả đều trống rỗng vô ích. Chi bằng ta mau đi tìm pháp môn giải thoát, độ

lấy thân mình còn hơn, đó là điều tôi ngồi yên tư lự. Còn hiền huynh vì sao cũng lộ vẻ

không vui?”.



Công tử Kolita cũng đáp lời như vậy. Khi biết bạn mình đồng một chí nguyện

với mình, công tử Upatissa bèn ngỏ lời tâm sự rằng: “Hiền huynh, chúng ta cùng

chung một lý tưởng cao đẹp, cùng mong tầm cầu lấy con đường giải thoát vậy ta hãy

xuất gia một lượt để cùng nhau tu học. Ta nên xuất gia với vị Đạo trưởng nào đây?”.


Ngay lúc bấy giờ, có thầy Sañjaya là một giáo chủ ngoại đạo cùng với một số

đông đệ tử du sĩ vào thành Rājagaha.


Hai công tử tính rằng: “Ta sẽ đến xuất gia, ta sẽ theo ông nầy”, nên giải tán bớt

năm trăm thiếu niên thủ hạ và bảo họ: “Hãy lấy tất cả kiệu và xe rồi đi đi”. Còn lại

năm trăm vị tùy tùng, hai công tử dắt theo đến xuất gia học đạo cùng với thầy

Sañjaya. Từ khi có hai công tử xuất gia, thầy Sañjaya càng được dồi dào lợi đắc và

lừng lẫy thanh danh hơn bao giờ hết, nhưng chỉ trong vài ngày, hai trò mới đã học hết

giáo lý của ông thầy. Họ bèn hỏi: “Bạch thầy! (ācariya) Giáo lý của thầy hiểu biết chỉ

có bấy nhiêu hay còn cao siêu hơn nữa?”.


- Có bao nhiêu thì hai trò đã học hiểu qua tất cả rồi đấy.


Nghe dứt lời, họ thầm nghĩ: “Nếu quả như thế ta còn theo làm đệ tử của thầy nữa

cũng vô ích, con đường giải thoát khỏi sự sanh tử mà ta bỏ cửa lìa nhà ra đi tìm kiếm,

ta không thể gặp trong đạo của thầy. Nhưng cõi Diêm Phù Đề (Jambūdīpa) rộng lớn

bao la, ta hãy chịu khó lê chân qua khắp kinh đô, phố phường, làng mạc, chắc có ngày

ta cũng sẽ hạnh ngộ bậc thầy minh triết, giảng rành về đạo giải thoát cho ta”.


Kể từ hôm ấy, hễ nghe có tiếng đồn có vị Bà la môn, Sa môn hiền trí ở tận đâu

đâu thì hai chàng du sĩ (paribbājaka) cũng tìm đến nơi đó để luận đạo, nhưng những

câu hai chàng hỏi mấy vị kia trả lời không được, trái lại mấy câu vấn nạn của họ hai

chàng giải đáp dễ dàng.


Cùng nhau chu du khắp cõi Diêm Phù mà chẳng gặp Minh sư, hai chàng đành

quay gót về quê. Trước khi chia tay để đi lang thang mỗi người một ngã, du sĩ

Upatissa giao ước với bạn rằng: “Hiền huynh Kolita ạ! Trong hai đứa mình hễ ai gặp

đạo bất tử (amata) trước, thì phải nhớ nói lại cho người kia biết nghe”.


Thời ấy, nhằm lúc Đức Bổn Sư đã vân du đến thành Rājagaha, nhận lãnh Tịnh

xá Veḷuvana và an ngự nơi đó.


Từ ngày được lịnh: “Nầy các Tỳ khưu! Vì lợi ích của chúng sanh, hãy đi vân du

hành đạo” thì sáu mươi vị A La Hán lãnh sứ mạng ra đi, ngõ hầu tán dương ân đức

của Tam Bảo.


Một trong số chư Thánh Tăng ấy là Đại đức Assaji, thuộc nhóm năm thầy Kiều

Trần Như của Đức Thế Tôn, đã quay gót trở lại, đi về phía thành Rājagaha. Và sáng

hôm sau, đắp y mang bát vào nội thành khất thực.


Cùng trong lúc ấy, du sĩ Upatissa sau khi đi bát thọ thực từ sáng sớm, đang trở

về chùa của môn phái mình, thì gặp Đại đức Assaji, chàng khen thầm: “Từ trước đến

giờ, ta chưa từng thấy một vị xuất gia nào phong độ như vị Sư nầy. Trong cõi trần ai

ví như có ai đắc quả A La Hán hoặc đạt được A La Hán đạo, thì vị nầy phải là một

trong số những thánh Tăng ấy chẳng sai. Ta hãy thử đến tiếp xúc hỏi thăm Ngài”.


- Bạch đạo huynh vì tôn chỉ nào mà đạo huynh xuất gia? Vị nào là thầy của đạo

huynh? Giáo pháp của ai mà đạo huynh thuyết giảng?


Nhưng chàng xét lại: “Giờ chưa phải lúc ta vấn đạo vị Tỳ khưu nầy vì người

đang đi trì bình khất thực từng nhà. Ta hãy chậm rãi nối bước theo chân người, y theo

lề lối của kẻ mong cầu học hỏi”.


Khi thấy Đại đức thọ bát rồi, còn đi tìm chỗ ngồi cho phải lệ, du sĩ Upatissa hiểu

ý, bèn đặt cái ghế du sĩ nhỏ của mình xuống đất và thỉnh Đại đức an tọa.


Sau bữa cơm, chàng lại tiếp dưng nước trong bầu của mình đến Đại đức, sau khi

làm đúng theo pháp như một đệ tử phục dịch thầy, du sĩ chờ Đại đức xong bữa đàng

hoàng, mới chào một cách thân thiện hoan hỷ, nói rằng: “Bạch đạo huynh, thật là

quang minh thanh tịnh, nước da của đạo huynh thật là mịn màng tươi sáng. Chẳng hay

đạo huynh xuất gia vì tôn chỉ nào? Ai là sư phụ của đạo huynh? Đạo huynh truyền bá

giáo pháp cho ai?”.


Đại đức nghĩ thầm: “Những du sĩ ngoại đạo bình thường hay chống đối Phật

giáo lắm, vậy ta sẽ chỉ cho chàng nầy thấy cái thâm sâu vi diệu của chánh pháp”.


Đoạn Đại đức mở lời khiêm nhường, tỏ thật rằng mình mới xuất gia và nói:

“Nầy đạo hữu! Bần Tăng còn non nớt lắm. Vì ta xuất gia nhập đạo chưa được bao lâu,

ta không đủ khả năng thuyết pháp luận giải dài dòng”.


Chàng du sĩ vội đáp: “Xin đạo huynh cứ tùy theo khả năng của mình mà thuyết

pháp nhiều ít chi cũng được hết, Upatissa nầy sẽ cố công thấu triệt giáo lý bằng trăm

ngàn cách”.


Nói đoạn đọc kệ rằng:


“Appaṃ vā bahuṃ vā bhāsassu,

Atthaññeva me brūhi;

Attheneva me attho,

Kiṃ kāhassi byañjanaṃ bahunti”.


“Ít nhiều xin nói ngay,

Điều cốt yếu chỉ bày;

Tôi chỉ cần cốt yếu,

Lắm lời cũng không hay”.



Nghe vậy Đại đức đọc kệ đáp rằng:


“Ye dhammā hetuppabhavā,

Yesaṃ hetuṃ tathāgato;

Tesañca yo nirodho ca,

Evaṃ vadī mahāsamaṇoti”.


“Những pháp nào có nhân,

Nhân pháp Đức Như Lai,

Pháp với nhân nào diệt,

Đức phật dạy không sai”.


Chỉ nghe qua hai câu của bài kệ, chàng du sĩ đã đắc ngay Tu Đà Hườn quả, lãnh

hội cả giáo nghĩa bằng cả ngàn cách.


Khi chàng đắc Sơ quả rồi, Đại đức đọc tiếp hai câu sau và chấm dứt bài kệ.

Nhưng vị Thánh Nhập Lưu mới nầy không chứng đắc những quả vị cao hơn.


“Đây chắc là tại một nguyên do”, thầm nghĩ như thế, chàng bèn bạch với Đại

đức rằng:


- Bạch Ngài! Xin Ngài đừng thuyết pháp cao siêu hơn nữa đây, bấy nhiêu cũng

tạm đủ rồi. Chẳng hay Tôn Sư bây giờ đang ngự ở đâu?


- Ở Veḷuvana, nầy đạo hữu.


- Bạch Ngài! Nếu vậy xin thỉnh Ngài đi trước, đệ tử còn một người bạn. Cả hai

chúng tôi có giao ước với nhau rằng: “Hễ ai đạt đạo bất tử (amata) trước thì phải

thông tin với người kia hay”. Bây giờ đệ tử lo giữ lời hứa, trở về rủ bạn của đệ tử, rồi

sẽ theo con đường của Ngài đi mà tìm đến yết kiến Đức Tôn Sư.


Nói rồi, du sĩ Upatissa gieo năm vóc xuống đất, nằm mọp bên chân Đại đức,

đoạn đứng lên nhiễu quanh Đại đức ba vòng từ trái sang phải.


Sau khi tiễn biệt đại đức Assaji, du sĩ Upatissa đi ngay về chùa của Ngài

Sañjaya, trông thấy chàng về từ đàng xa, du sĩ Kolita nói thầm: “Hôm nay sắc diện

bạn ta không giống như những ngày thường, có lẽ bạn ta thấu đạt con đường bất tử rồi

chăng?”. Kolita liền đón bạn, hỏi ngay:


- Gặp đạo bất tử rồi chăng?


- Gặp đạo bất tử rồi bạn ạ.


Sau khi báo tin lành, Upatissa đọc luôn bài pháp kệ mình học được cho bạn

nghe. Bài kệ vừa dứt, du sĩ Kolita cũng đắc Tu Đà Hườn. Chàng vội hỏi:


- Hiền huynh có nghe Đức Tôn Sư hiện ngự tại đâu không?


- Nghe nói Ngài ngự ở Veḷuvana, hiền huynh à! Chính Đại đức Assaji là Thầy

Tiếp dẫn của tôi bảo thế.


- Vậy thì chúng ta nên đến ngay nơi đó để yết kiến Đức bổn Sư đi hiền huynh.


Du sĩ nầy có tên là Sāriputta vốn là người có đặc tính bao giờ cũng cung kính

ông thầy đầu tiên của mình, cho nên chàng lại nhắc bạn mình rằng:


- Nầy hiền huynh! Ta hãy bạch cho thầy của ta là du sĩ Sañjaya hay biết chúng

mình đã gặp đạo bất tử. Nếu thầy thức tỉnh kịp, thầy sẽ thông cảm cho chúng ta,

chẳng như thầy không thông cảm thầy cũng phải tin theo lời thành thật của ta mà yết

kiến Đức Bổn Sư. Chừng được nghe pháp của bậc Đại Giác, chắc thầy sẽ đắc đạo quả

không sai vậy.


Hai bạn đồng ý, cùng nhau đi đến tiếp xúc với thầy Sañjaya. Thấy mặt hai chàng,

thầy liền hỏi:


- Hai hiền hữu đã tìm gặp một vị Đạo sư nào chỉ rành cho mình con đường bất tử

chưa?


- Dạ! Bạch thầy, tìm gặp rồi, Đức Phật đã xuất thế, Đức Pháp đã xuất thế, Đức

Tăng đã xuất thế. Vậy mà thầy còn lang thang trên con đường hư ảo vô đề vô căn

(tucche asāre). Xin thầy đi với chúng tôi, chúng ta cùng đến học đạo với Đức Tôn Sư.


- Các đồ đệ hãy đi đi, phần ta không thể đi được.


- Bạch thầy vì sao vậy?


- Vì ta nay dù sao cũng là thầy của hàng đại chúng rồi, nếu ta hạ mình đi làm đệ

tử cho người, thì kể như nước trong vò đang yên lặng bỗng nhiên dao động nổi sóng

lên, ta không thể đi làm Sa môn sinh của ai được.


- Bạch Thầy, xin thầy chớ nên cố chấp như thế.


- Thôi đừng bận tâm lo lắng cho ta nữa, các hiền đồ cứ đi, còn ta thì không thể

nào đi được.


- Bạch thầy, từ khi Đức Phật xuất thế, hàng đại chúng đều quy ngưỡng nơi Ngài,

hằng bữa thường cầm hương và hoa đem đến cúng dường không ngớt, chúng tôi cũng

sẽ quy y đầu Phật. Bạch Thầy, rồi đây thầy sẽ làm gì?


- Nầy các hiền đồ, hiện tại trong đời nầy có nhiều kẻ ngu hay người trí?


- Bạch Thầy, kẻ ngu nhiều, người trí thì hiếm.


- Nếu vậy, nầy các hiền đồ, những người trí hãy đi nhập chung với những người

trí là Sa môn Gotama, còn những kẻ ngu hãy ở lại đây, làm bạn với những kẻ ngu như

ta. Các hiền đồ hãy đi đi, ta sẽ không đi đâu.


Thuyết phục thầy cũ không được, hai chàng còn ráng nói thêm một câu thòng:


- Bạch Thầy, rồi thầy sẽ được rạng danh.


Đoạn hai chàng cáo biệt.


Hai chàng vừa đi, giáo đoàn môn hạ của thầy Sañjaya cũng vừa tan rã, ngay từ

lúc ấy cảnh chùa trở nên vắng vẻ, quạnh hiu, thấy chùa trống trơn không còn đệ tử,

thầy ta giận ói máu tươi.


Năm trăm du sĩ thuộc hạ cũ theo tiễn chân hai chàng một đổi, rồi phân nữa số đó

trở về với Sañjaya, còn phân nữa ở lại hai chàng thâu nhận làm đệ tử và dắt luôn đến

chùa Veḷuvana (Trúc Lâm).


Đang ngồi thuyết pháp giữa Tứ chúng (Catuparisā), Đức Bổn Sư trông thấy hai

chàng từ xa đi đến, từ đàng xa, Ngài gọi chư Tăng lại và giới thiệu trước rằng:


- Nầy các Tỳ khưu! Hai người bạn mới đến kia là Kolita và Upatissa. Họ sẽ là

cặp Thinh Văn Thượng Thủ của Như Lai, một cặp Thượng thủ quý báu nhất

(Aggabhaddayuga).


Nhóm du sĩ đảnh lễ Đức Bổn Sư rồi đồng ngồi nép qua một bên, ngồi yên chỗ

xong, họ bạch Đức Thế Tôn như vầy:


- Bạch Đức Thế Tôn, chúng con muốn được xuất gia nơi Đức Ngài, chúng con

muốn xin thọ Cụ túc giới.


Đức Thế Tôn bèn phán: “Etha bhikkhavoti (Thiện lai chư Tỳ khưu)”. Lại đây hỡi

các Tỳ khưu! Giáo phái đã được hiển dương, hãy hành trì phạm hạnh cho chánh đáng,

ngõ hầu chấm dứt mọi khổ đau”.


Kim ngôn vừa dứt, do thần thông của Đức Thế Tôn, tất cả nhóm Tỳ khưu mới

nầy đều có đủ y bát, trang mạo giống như những vị Đại đức Tăng bằng trăm tuổi hạ.


Khi ấy, Đức Bổn Sư càng gia công thuyết Pháp để giáo hóa nhóm đệ tử mới, cho

họ biết chấp theo lề lối ngoại đạo. Trừ hai vị Thượng Thinh Văn siêu việt trí (Sāvaka

pāramīññṇa), tất cả đều đắc A La Hán quả.


Riêng về Đại đức Moggallāna, từ ngày xuất gia đầu Phật, đến nương ngụ gần

thôn Kallavāla, trong xứ Māgadha, hành thiền được bảy hôm, kế bị hôn trầm dã dượi.

Nhờ Đức Bổn Sư thức tỉnh, Đại đức phát tâm kinh sợ thắng phục được hôn trầm, tinh

tấm niệm đề mục Tứ đại (Dhātu kammaṭṭhāna), do Đức Thế Tôn truyền giáo, thành

tựu ba đạo quả cao thượng và đạt đến đỉnh của Thinh Văn siêu việt.


Còn Đại đức Sāriputta sau ngày xuất gia vẫn còn ở trong thành Rājagaha với

Đức Bổn Sư, nương nhờ trong một hang đá Trư Quật, tục gọi là hang heo đào

(Sākarakhātalena). Mãi đến nữa tháng sau, Đại đức nghe Đức Phật thuyết bài kinh

Vedanā pariggaha sutta (Đa Thọ Học) để hóa độ du sĩ Dīghanakha là cháu kêu Đại

đức bằng cậu. Nhờ đưa trí theo dõi lời kinh, Đại đức lần lượt đạt đến mức cùng tột

của Thinh Văn siêu việt trí. Cũng như người được no lòng nhờ ăn bữa cơm dọn cho

người khác vậy. (Đại đức Sāriputta có tiếng là bậc thông minh quán chúng

(Mahāpaññā) mà tại sao lại chứng quả Thinh Văn siêu việt trí sau Đại đức

Moggallāna lâu đến thế?).


Trong trường hợp nầy, ta nên giải thích chính đáng như vậy: “Tại vì phải chuẩn

bị kĩ càng hơn ví như người nhà nghèo muốn đi đâu thì đi ngay không có gì phải sửa

soạn, còn các bậc vua chúa thì phải chờ sắp đặt long xa phụ cán chỉnh tề đội ngũ rồi

mới khởi hành”.


Một ngày, Đại đức Sāriputta đắc chứng A La Hán với Tuệ phân tích lúc bóng xế

tà (Vaḍḍhamānakacchāyāya), Đức Bổn Sư cho triệu tập Thinh Văn Hội đề cử hai Đại

đức lên địa vị Thượng thủ Thinh Văn (Aggasāvaka), rồi truyền đọc giới bổn

Pāṭimokkha.


Chư Tỳ khưu thì thầm dị nghị rằng: “Đức Tôn Sư chỉ coi mặt (mukhalokanena)

mà ân tứ cho các Tỳ khưu, hai chức Thượng thủ Thinh Văn đáng lẽ Ngài nên phong

cho những đồ đệ đầu tiên là năm vị trong nhóm Kiều Trần Như (Pañca vagga) mới

phải. Nếu không kể các vị ấy, thì Ngài nên huệ cố đến nhóm có năm mươi lăm vị Tỳ

khưu có Đại đức Yasa đứng đầu mới hợp lý.


Ngoài mấy vị nầy ra, còn có ba chục vị trong nhóm quý tộc Bhadda vaggiya

cũng xứng đáng được Ngài lưu ý, còn không nữa thì còn nhóm ba anh em

Uruvelakassapa, sao Ngài chẳng tấn phong?


Đằng nầy, Ngài lại bỏ các vị cũ ra đề cử mấy ông mới xuất gia sau nầy lên làm

hai đệ tử đứng đầu tất cả các chư Tăng… Thật Đức Bổn Sư coi mặt mà ân tứ vậy”.


Thấy vậy, Đức Bổn Sư phán hỏi: “Nầy các Tỳ khưu, các ông bàn luận chuyện

chi đó?”.


Khi nghe chư Tăng phúc đáp xong, Đức Bổn Sư thanh minh rằng: “Nầy chư Tỳ

khưu! Chẳng phải Như Lai coi mặt mà ân tứ cho các Tỳ khưu đâu? Như Lai giao phó

nhiệm vụ cho các ông ấy đều đúng theo sở nguyện cá nhân của từng người một. Như

Aññasikoṇḍañña tuy có lòng cúng dường chín lần bằng những sản phẩm đầu tiên

trong một vụ mùa, nhưng trong lúc dâng cúng không phát nguyện thành Thượng thủ

Thinh Văn. Trái lại trong lúc ông để bát ông chỉ phát nguyện chứng đắc pháp tối

thượng (Aggadhamma) tức là A La Hán quả trước hơn tất cả mọi người mà thôi”.


- Bạch Đức Thế Tôn! Chuyện ấy xảy ra từ bao giờ?


- Nầy các Tỳ khưu! Các ông hãy lắng tai nghe.


- Dạ vâng, bạch Ngài.


Đức Thế Tôn bèn nhắc lại tiền tích sau đây:


“Nầy các Tỳ khưu, cách đây chín mươi mốt đại kiếp, có Đức Thế Tôn Vipassī

giáng thế. Thời ấy có hai anh em là Mahākāḷa và Cullakāḷa, là hai trưởng giả, đã cho

người gieo trồng lúa Sāli (thứ lúa đại mạch quý giá nhất Ấn Độ) trong một thửa ruộng

lớn.


Ngày nọ, Trưởng giả Cullakāḷa đi thăm ruộng, bứt một hột Sālī đòng đòng (Sālī

gabbhaṃ: Lúa mới tượng hình) bỏ vào miệng nhai, nhận thấy hột lúa non nầy có

hương vị thơm ngọt vô cùng. Trưởng giả nảy ra ý định muốn để bát cúng dường Sālī

non đến Tỳ khưu Tăng có Đức Phật làm hội chủ.


Trưởng giả liền trở về gặp anh mình và rủ: “Anh à! Chúng ta hãy cho người cắt

Sāḷī đòng đòng, nấu chín hợp theo lẽ đạo của chư Phật, rồi chúng ta để bát cúng

dường nghe anh?”.


- Chú nói sao? Cắt lúa Sālī đòng đòng nấu chín để bát à? Tự cổ chí kim chưa

từng có ai làm vậy, mà trong tương lai cũng chẳng có ai làm vậy. Thôi chú đừng có

phá cho hư hại mùa màng.


Cullakāḷa nằng nặc quyết một, cứ theo gót chân anh nói mãi, sau cùng Mahākāḷa

nói: “Thôi được! Bây giờ ta hãy phân chia đôi. Ruộng lúa Sālī, phần nào của anh, chú

chớ có rớ đụng tới, còn phần riêng của chú, mặc chú muốn làm gì thì làm”.


Được cởi mở tấm lòng, Cullakāḷa vội đáp “Lành thay”.


Chia ruộng xong Cullakāḷa liền thuê nhiều nhân công cắt lúa Sālī đòng đòng

đem về, nấu với sữa tươi không pha nước, chín rồi trộn chung thêm gia vị cam trân

như bơ, sữa lỏng (sappi), mật ong và đường.


Sau khi để bát chư Tăng có Đức Phật Vipassī làm hội chủ. Cullakāḷa chờ cho các

Ngài độ xong, mới bạch rằng: “Bạch Ngài! Do sự cúng dường thù thắng (aggadāna)

bằng những lúa Sālī trỗ đòng đòng nầy. Xin cho con được đắc pháp thù thắng

(Aggadhamma) tức là A La Hán quả trước hơn tất cả mọi người”.


Đức Tôn Sư chúc phúc cho ông: “Vạn sự như ý” (Evaṃ hotuti).

Sau đó Trưởng giả Cullakāḷa lại đi thăm ruộng, thấy lúa Sālī trỗ đồng phát sanh

như cũ, gié đơm đầy như là lúa đã được bó lại, ông phát sanh năm loại phỉ lạc nói

thầm: “Thật là may quá!”.


Trưởng giả liền kêu thôn dân phụ lực để làm phước cúng dường thù thắng. Cứ

như thế, mỗi vụ lúa, Cullakāḷa cứ cúng dường kết quả đầu tiên: Khi lúa vừa ngậm sữa

thì dâng lúa vừa ngậm sữa đầu tiên, khi gặt lúa thì dâng lúa gặt đầu tiên, khi đập lúa

thì dâng lúa đập đầu tiên, khi quạt lúa thì dâng lúa quạt đầu tiên, khi vựa lúa thì dâng

lúa vựa đầu tiên. Chỉ trong một mùa lúa, Cullakāḷa đã cúng dường thù thắng được

chín lần. Trong tất cả những lần ấy, chỗ lúa được đem đến cúng dường lại hoàn trả

như cũ một cách tự nhiên, mùa lúa ấy Trưởng giả Cullakāḷa trúng quá sức tưởng

tượng, đúng như câu: “Thiện hữu thiện báo”, hễ ai hộ pháp thì được pháp độ trì. Cho

nên , Đức Thế Tôn có thuyết rằng:


“Dhammo have rakkhati dhammacāriṃ,

Dhammo suciṇṇo sukhamāvahāti;

Esānisaṃso dhamme suciṇṇe,

Na duggatiṃ gacchati dhammacārīti”.


“Chánh pháp hộ trì người nương chánh pháp

Nương pháp thì an lạc biết bao,

Phước báu nương pháp thanh tao,

Nương pháp khởi đọa trần lao, thoát nàn”.



Trong thời kỳ Đức Chánh Biến tri Vipassī, Aññasikoṇḍañña đã làm phước cúng

dường chín lần thù thắng như thế đó, nhưng chỉ ước nguyện đắc pháp thù thắng trước

hơn tất cả mọi người mà thôi. Và trong thời kì Đức Phật Padumuttara, cách nay một

trăm ngàn đại kiếp. Khi ở trong thành Haṃsavatī (Thiên Nga), ông có cúng dường

trọng thể (Mahādāna) trong bảy ngày đêm liên tiếp, rồi mọp bên chân Đức Thế Tôn

thời ấy, nguyện cầu đắc pháp thù thắng trước hết thảy mọi người.


Cho nên đời nay, Như Lai đã căn cứ theo nguyện vọng của ông mà ân tứ. Chẳng

phải Như Lai coi mặt mà ân tứ cho các Tỳ khưu đâu.


- Bạch Ngài! Còn năm mươi lăm vị công tử đó Đại đức Yasa làm trưởng đoàn

chẳng hay tạo nghiệp gì?


Đức Thế Tôn đáp rằng: “Nầy các Tỳ khưu! Mấy ông ấy đối với một vị Phật quá

khứ , cũng phát nguyện thành A La Hán và đã có tạo nhiều phước nghiệp, nhất là

trong kiếp sau, thời Đức Phật chưa giáng thế và thành lập một ban phước thiện,

chuyên lo tống chung những xác chết bần tiện, cô đơn.


Một hôm thấy một phụ nữ có mang, họ bèn xúm nhau đưa vào bãi tha ma để hỏa

táng:


- Các anh đem thiêu nhé!


Năm người được chỉ thị ở lại mộ địa, kỳ dư bao nhiêu đều trở về làng. Thanh

niên Yasa đứng chỉ huy việc thiêu này, chàng dùng cây nhọn đâm lưng cái xác cho

chảy bớt nước và lật qua lật lại cho mau cháy. Chăm chỉ nhìn cây đuốc thịt đang biến

thành than, chàng bỗng đâm ra nhờm gớm cái tử thi một cách lạ thường, đó là triệu

chứng trong tâm chàng phát sanh bất tịnh tưởng (Asubhasaññā).


Yasa kêu bốn chàng kia lại chỉ: “Quý vị ơi! Hãy nhìn cho kỹ xác chết nầy, da

của nó nứt nẻ loang lổ từng đốm giống hệt như miếng da bò, thật là bẩn thỉu, hôi tanh,

đáng tởm làm sao?”.


Bốn người bạn Yasa ngay lúc ấy cũng đều phát sanh bất tịnh tưởng. Xong phận

sự đốt thây ma, năm chàng trở về làng kể chuyện vừa qua với các bạn kia. Chàng

Yasa thuật lại chuyện ấy trong gia đình chàng nghe, nên cha mẹ chàng cũng phát sinh

bất tịnh tưởng (Asubhasaññā).


Đó là tiền nghiệp của nhóm Tỳ khưu Yasa, chính do nhân ấy mà đang ở trong

lâu đài, nhìn những mỹ nữ ngủ, Yasa có cái cảm giác như đang ở trong mộ địa với

những thây ma và cũng nhờ tích lũy những nghiệp lành trong những kiếp đã qua, nên

kiếp nầy tất cả những người trong nhóm mới đắc chứng những quả đặc thù

(Vivesadhigama) là A La Hán quả.


Như thế thì, những Tỳ khưu nầy cũng đắc quả đúng theo nguyện vọng của họ.

Chẳng phải Như Lai coi mặt mà ân tứ cho các Tỳ khưu đâu.


Chư Tăng lại hỏi thêm nữa rằng:


- Bạch Ngài, còn những bằng hữu trong nhóm quý tộc Bhadda, chẳng hay đã tạo

nghiệp gì?


Đức Thế Tôn đáp:


- Nầy các Tỳ khưu! Các công tử ấy cũng đã cúc cung đối với Đức Phật quá khứ,

phát nguyện thành A La Hán và đã làm nhiều chuyện phước đức. Tiếp theo đó, trong

thời Đức Phật chưa giáng thế, họ đầu thai làm ba mươi tên lưu manh lãng tử, nhờ

nghe huấn từ của Đức Thế Tôn ban cho ông Tuṇḍīla mà cải tà quy chánh, thọ trì ngũ

giới được sáu muôn năm. Do đó, kiếp chót nầy, các ông ấy chứng đắc quả vị đúng

theo bổn nguyện cá nhân từ những kiếp trước. Chẳng phải Như Lai coi mặt mà ân tứ

cho các Tỳ khưu đâu”.


- Bạch Ngài! Còn những vị trong nhóm của đạo sĩ Uruvelakassapa đã làm gì?


- Các ông ấy đã phát nguyện thành A La Hán và cũng tạo nhiều phước nghiệp.

Thật vậy, cách đây chín mươi hai đại kiếp Kappa nầy có hai vị Phật giáng sanh

là Đức Phật Tissa và Đức Phật Pussa.


Đức Phật Pussa vốn là vị đông cung Thái tử, con đức vua Mahinda (Đại Đế).

Sau khi Ngài đắc quả Chánh Biến Tri thì có Thượng thủ Thinh Văn là Hoàng tử út,

em Ngài, Đệ nhị Thinh Văn là vị công tử con quan Lễ bộ Thượng thư đương triều.


Nhân dịp đến yết kiến Đức Bổn Sư, đức vua tự hỏi thầm: “Thái tử của trẫm là

Đức Phật, Hoàng tử út là Đệ nhất Thinh Văn, con quan Lễ bộ Thượng thư là đệ nhị

Thinh Văn (Dutiyasāvaka)”.



Ngước nhìn lên ba Ngài, đức vua càng thỏa thích với ý nghĩ: “Đức Phật cũng của

trẫm, Đức Pháp cũng của trẫm, Đức Tăng cũng của trẫm”. Nên cao hứng cất tiếng

niệm ba lần: “Namo tassa bhagavato arahato sammā sambuddhassa” (Kính lạy Đức

Ngài, Đức Đại Phúc, Đức Ứng Cúng, Đức Chánh Biến Tri”). Đoạn đức vua phủ phục

long thể trước chân Đức Bổn Sư và bạch rằng:


- Bạch Ngài! Năm nay quả nhân sống đã đúng chín muôn tuổi thọ, chỉ còn đợi

giờ an giấc trường niên. Trong những ngày tàn của quả nhân, xin thỉnh Ngài đừng đi

bát nhà ai, mà chỉ nhận tứ vật dụng (chỗ dùng để ăn, mặc, ở, trị bịnh) của một mình

quả nhân dâng cúng.


Đức Bổn Sư nhận lời.


Từ đó, đức vua Mahinda chăm lo hộ độ Đức Phật Pussa thường xuyên mỗi bữa.

Ngoài hai vị xuất gia, đức vua còn có ba Hoàng tử nữa, vị đầu có năm trăm tùy

tướng, vị kế có ba trăm tùy tướng, vị út có hai trăm tùy tướng.


Ba vị Hoàng tử muốn để bát hộ độ anh mình là Đức Phật Pussa, nhưng xin phép

vua cha nhiều lần không được.


Đến khi biên thùy nổi loạn chống lại triều đình, ba Hoàng tử được lịnh sai đi

bình giặc. Dẹp yên bờ cõi, ba Hoàng tử khải hoàn phục vị vua cha.


Quốc vương ôm con vào lòng, hôn lên đầu và phán rằng: “Vương nhi các con,

trẫm chuẩn ân thưởng cho các con tùy theo ước nguyện”.


- Dạ xin vâng! Tâu lịnh phụ vương.


Ba Hoàng tử phụng hành lời hứa của vua cha mà thôi. Cách mấy hôm sau, Quốc

vương lại nhắc:


“Các vương nhi hãy nhận lãnh phần thưởng của mình đi”.


Ba Hoàng tử bèn tâu rằng: “Tâu phụ vương, chúng con không ước nguyện chi

khác hơn là từ rày về sau chúng con được phép cúng dường hộ độ vương huynh của

chúng con. Xin lịnh phụ vương ban cho chúng con ân huệ ấy”.


- Nầy các Vương nhi! Việc ấy trẫm không thể ân tứ được.


- Tâu phụ vương, nếu phụ vương không chuẩn tấu cho chúng con cúng dường

thường trực, thì xin phụ vương ân tứ cho chúng con mỗi người trong bảy năm.


- Nầy Vương Nhi! Việc ấy, trẫm không thể ân tứ được.


- Nếu không thì xin phụ vương ân tứ cho chúng con trong sáu năm… năm

năm… bốn năm… ba năm… hai năm… một năm… Hoặc trong bảy tháng… sáu

tháng… năm tháng… bốn tháng… ba tháng… hai tháng… Hoặc một tháng.


- Nầy các vương nhi! Việc ấy trẫm không thể ân tứ được.


- Tâu đại vương! Xin phụ vương cho chúng con mỗi người một tháng, nhập

chung là ba tháng liền nhau.


- Được rồi, trẫm y tấu, các vương nhi hãy lo hộ độ vương huynh trong ba tháng

liền nhau.


Ba Hoàng tử hân hoan khấu biệt Quốc vương trở về cung. Thời thường, ba

Hoàng tử chung nhau chỉ có một viên quản khố và một viên thiện tế viên quan coi

việc bếp núc có đến mười hai viên thủ hạ thanh niên.


Ba Hoàng tử ra lệnh đòi hai viên quan ấy đến và bảo rằng: “Ba tháng tới đây,

chúng ta sẽ mặc nhị y, thọ trì Thập giới và nhập hạ với Đức Bổn Sư. Hai khanh hãy

thay ba ta và tiếp tục coi việc xuất kho những thực phẩm cứng và mềm, cho nấu

nướng, rồi mỗi ngày để bát cúng dường đến chín muôn vị Tỳ khưu, luôn cả ba ta cùng

một ngàn tùy tướng của ta nữa. Thôi hai khanh hãy ráng tự lo liệu lấy, ba ta chẳng còn

việc chi phải nói thêm nữa”.


Thế rồi, dắt theo cả ngàn tùy tướng thân tín, ba Hoàng tử xin thọ trì Thập giới.

Xuất gia tạm, đắp nhị y và nhập hạ tại chùa.


Hai quan quản khố và thiện tế hợp chung nhau, luân phiên lo liệu việc cúng

dường, mỗi ngày đều cho người vào kho của ba Hoàng tử, xuất ra đủ thứ thực phẩm

cứng và mềm, sắp đặt xong rồi cho làm lễ Trai Tăng.


Trong khi các đầu bếp nấu cơm, cháo vật thực dọn ra thì lũ con nhỏ của họ la

khóc đòi ăn. Hai quan Tổng quản thấy vậy lấy món ăn chúng đòi ăn đưa cho chúng ăn

trước khi chư Tăng ngự tới. Vì thế, chư Tăng chỉ thọ thực một bữa thừa, không đầy đủ

nguyên vẹn như khi mới dọn.


Lần lần về sau, hai quan Tổng quản trông thấy thực phẩm mới dọn, cũng sanh

thèm, nhịn không được, giả bộ nói: “Ta hãy đem cho lũ trẻ”, rồi lấy đem đi ăn vụng.


Cả đám từ nhỏ đến lớn có tám muôn bốn ngàn vị phạm tội ăn bớt thực phẩm mà

họ có phận sự cúng dường Đại Đức Tăng, sau khi tan rã thân xác, đều bị sanh đọa vào

cõi ngạ quỷ (Petti visaya).


Ba anh em Hoàng tử với một ngàn thuộc hạ, sau khi từ giã cõi đời, được siêu

sanh lên Thiên giới, rồi luân hồi chuyển kiếp, khi thì ở cõi trời, khi thì ở cõi người.

Trải qua chín mươi hai đại kiếp mới đến ngày nay. Mỗi khi tạo nghiệp lành họ đều

nguyện thành A La Hán. Cho nên cả ba vị đều đắc Thánh quả đúng theo nguyện vọng

của mình. Chẳng phải Như Lai coi mặt mà ân tứ đâu.


Quan thiện tế của ba vị Hoàng tử nay là vua Bimbisāra, còn quan quản khố nay

là cận sự nam Visākha. Những người phụ tá của họ, khi ấy sau khi chết bị đọa sanh

vào cõi ngạ quỷ (ma đói), rồi chuyển kiếp, khi làm người, khi làm chư Thiên, khi ở

khổ cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a tu la.


Cho đến hiền kiếp nầy, họ sanh sống trong cõi ngạ quỷ suốt trong khoảng thời

gian nối liền bốn chu kỳ có Phật xuất thế. Họ đã đến gặp Đức Phật Kakusandha là vị

Chánh Đẳng Giác đầu tiên xuất hiện trong hiền kiếp nầy, Ngài có tuổi thọ là bốn

muôn năm, họ bạch hỏi Ngài: “Xin Ngài cho biết đến bao giờ chúng tôi mới có được

thức ăn?”.


Đức Phật đáp: “Trong thời Như Lai, các ngươi chưa có gì ăn được, sau nầy địa

đại sẽ cao lên một do tuần, chừng ấy có Đức Phật danh hiệu là Konāgamana sẽ giáng

thế. Các người ráng chờ đến vị Phật nầy mà hỏi thăm”.


Các ngạ quỷ chờ đợi suốt khoảng giữa hai đời Phật và khi Đức Chánh Biến Tri

Konāgamana xuất thế, chúng đến bạch hỏi Ngài: “Xin Ngài chỉ dạy cho biết, bao giờ

chúng tôi mới được có thức ăn?”.


Đức Phật Konāgamana cũng đáp: “Trong thời của Như Lai các người cũng chưa

có gì ăn được. Sau nầy khi địa đại cao thêm một do tuần, chừng ấy có Đức Phật

Kassapa sẽ ra đời, các ngươi nên chờ hỏi vị Phật ấy!”.


Các ngạ quỷ đành phải chịu đói, chờ thêm khoảng thời gian không Phật nữa. Khi

gặp Đức Phật Kassapa, chúng cũng tới hỏi thăm và nghe trả lời mường tượng như

trước: “Trong thời của Như Lai các người cũng chưa có gì ăn được. Sau nầy khi địa

đại cao thêm một do tuần, chừng ấy Đức Phật có hồng danh Gotama sẽ giáng lâm,

thân nhân của các ngươi là đức vua Bimbisāra sẽ cúng dường đến Đức Thế Tôn và hồi

hướng phước báu đến cho các ngươi, chừng ấy các ngươi sẽ có được thức ăn”.


Thời gian không có vị Phật sau cùng nầy đối với ngạ quỷ chỉ thoáng qua mau

hầu như đầu hôm sớm mai vậy (bởi chúng vui mừng vì sắp được ăn).


Khi Đức Như Lai xuất thế vua Bimbisāra cúng dường Trai Tăng bữa đầu, chúng

ngạ quỷ không thọ hưởng được quả báu (vì thí chủ không hồi hướng đến), chúng đợi

tới khuya về báo mộng cho đức vua ngó thấy và rú lên những tiếng rùng rợn.


Sáng hôm sau, đức vua ngự hành đến chùa Veḷuvana thuật lại chuyện ma hiện

hình cho Đức Như Lai nghe.


Đức Bổn Sư dạy rằng: “Tâu đại vương! Cách đây chín mươi hai đại kiếp trong

thời Đức Chánh Biến Tri Phussa, những ngạ quỷ ấy là thân bằng quyến thuộc của đại

vương. Vì tội ăn vớt thực phẩm mà chúng có phận sự cúng dường đến Đại đức Tăng

nên bị đọa xuống cõi ngạ quỷ, rồi lại luân hồi lên xuống nhiều kiếp. Đến thời của mỗi

vị Phật, chúng đều hỏi thăm cả ba vị Chánh Biến Tri là Đức Kakusandha, Đức

Konāgamana và Đức Kassapa, đều trả lời như vầy… như vầy…, chúng đã nóng lòng

chờ đợi suốt cả thời gian ấy, nhưng hôm qua sau khi đại vương làm lễ Trai Tăng

chúng không lãnh được phước báu, cho nên mới hiện hình kêu la như thế đó!”.


Nghe vậy, đức vua Bimbisāra bạch hỏi rằng: “Bạch Ngài! Như buổi Trai Tăng

ngày mai, họ có lãnh được phước báu hay không?”.


- Có lãnh được! Tâu đại vương.


Hôm sau, đức vua lại thỉnh Tỳ khưu Tăng có Đức Phật làm hội chủ đến thọ thực.

Sau bữa Trai Tăng trọng thể (mahādāna), đức vua hồi hướng phước báu rằng: “Bạch

Ngài! Do sự phước thí nầy xin cho những vong linh quyến thuộc của trẫm có đầy đủ

cơm nước của hàng chư Thiên”.


Ngay lúc ấy, các ngạ quỷ đều thoát khỏi sự đói khát nhờ thọ hưởng được phước

hồi hướng. Nhưng đến hôm sau chúng lại hiện cho đức vua thấy thân chúng lõa lồ.


Đức vua ngự đến bạch hỏi Đức Tôn Sư: “Bạch Ngài, đêm qua những vong linh

ấy hiện hình lõa lồ cho trẫm thấy, là ý nghĩa làm sao?”.


Hôm sau, Đức vua cúng dường y và vải cho chư Tăng có Đức Phật là hội chủ và

nguyện rằng: “Do phước nầy, xin cho các vong linh quyến thuộc của trẫm được mặc y

phục của hàng chư Thiên”.


Ngay lúc ấy, những y phục chư thiên tạo phát sanh đầy đủ sẵn đến các vong linh

lõa thể, cởi lớp ngạ quỷ, họ trở thành những chư thiên có hình thái xinh đẹp sáng chói.


Khi chúc phúc, Đức Bổn Sư đọc bài kinh bắt đầu bằng: “Tirokuddesu tiṭṭhanti…

(các hàng ngạ quỷ đã đến nhà quyến thuộc rồi…) để dạy bảo cho các thí chủ và các

vong nhân cách thức hồi hướng phước báu cho nhau (Xem Kinh Tụng của cố Đại đức

Hộ Tông).


Bài kinh Ngạ quỷ đứng ngoài vách nhà vừa dứt thì tám muôn bốn ngàn chúng

sanh được lãnh hội giáo pháp (trong khi kể về tiền thân của ba anh em

Uruvelakassapa, Đức Bổn Sư đã đề cập đến tích các ngạ quỷ như trên).


- Bạch Ngài! Còn hai vị Thượng thủ Thinh Văn đã làm gì?


- Hai vị Thượng thủ Thinh Văn đã phát nguyện làm Thượng thủ Thinh Văn.


Quả vậy, cách đây lối một A Tăng Kỳ và một trăm ngàn đại kiếp, Sāriputta sanh

ra trong một gia đình đại phú thuộc giai cấp Bà la môn quý danh là công tử Sārada

(Kim Thu), còn Moggallāna sanh trong một vọng tộc đại gia, có tên là Sirivaḍḍhana

(Tân Lợi), hai chàng là đôi bạn cố giao, thân thiết với nhau từ thưở còn dọc đất chơi

bùn.


Đến khi thân phụ qua đời, công tử Sārada được thừa hưởng trọn cả gia tài to tát,

nhưng không lấy thế làm vui. Một hôm công tử ngồi tư lự một mình: “Ta chỉ biết

được phần nào kiếp sống của ta trong đời hiện tại, chứ không biết gì về kiếp vị lai. Đã

là giống hữu tình (satta) hễ sanh lên tất có ngày chịu chết. Nào ai thoát khỏi công lệ

đó đâu, âu là ta hãy xuất gia sống đời phiêu bạt, để tìm con đường giải thoát tử sanh”.


Nghĩ rồi, công tử Sārada đến nhà bạn hỏi rằng: “Bạn Sirivaḍḍhana ơi! Tôi định

sẽ tìm cách xuất gia, tìm đạo giải thoát, bạn có thể xuất gia chung với tôi chăng?”.


Trưởng giả Sirivaḍḍhana bèn đáp: “Bạn ơi! Chắc tôi không đi được, xin bạn cảm

phiền đi xuất gia một mình”.


Công tử Sārada tự nghĩ: “Đến chung cuộc rồi, không ai có thể dắt cả thân bằng

quyến thuộc đi sang thế giới bên kia. Thôi thì việc ai nấy làm, đường ai nấy đi”.


Từ đó, công tử mở rộng cửa kho vàng ra bố thí cho những kẻ khốn cùng, bần

tiện xin ăn. Xong cuộc đại thí, công tử đi vào tận chân núi xuất gia làm đạo sĩ.


Ban đầu chỉ một, hai, ba người xuất gia tu theo đạo sĩ Sārada, nhưng lần lần số

đệ tử tăng lên đến bảy muôn bốn ngàn.


Đạo sĩ Sārada hành đắc chứng được Ngũ thông, Bát thiền bèn đem cách niệm đề

mục thiền tịnh (kasiṇa parikamma) chỉ dạy cho các đạo sĩ tóc bện đệ tử, nhờ vậy tất cả

đều đắc Ngũ thông, Bát thiền như nhau.


Thời ấy, Đức Phật hồng danh là Anomadassī giáng lâm nơi thành Buddhamatī

(Giác Tuệ) cũng có khi gọi là Candavatī (Thái Âm), phụ vương Ngài tên Yasavanta

thuộc giai cấp Sát Đế Lỵ (Khattiya), mẫu hậu Ngài là Yasodharā nương tử.


Ngài giác ngộ dưới cội cây Long Thọ (Ajjuna), có Tỳ khưu Nisabha (Trác Lạc)

và Anoma (Vô Thượng) là nhị vị Thượng thủ Thinh Văn, có thiện nam Varuṇa là đại

thí chủ, có Tỳ khưu ni Sundarā (Mỹ Lệ) và Tỳ khưu ni Sumanā là hai nữ đệ tử

(aggasāvikā). Tuổi thọ của Ngài là mười muôn năm, bề cao của Ngài là năm mươi

tám hắc tay (hatta: lối năm tất tây), hào quang từ thân Ngài chiếu ra xa mười hai do

tuần, Ngài có mười muôn Tỳ khưu tùy tùng.


Một hôm, hừng sáng Ngài xuất định Đại Bi quán thế gian, thấy đạo sĩ Sārada,

Ngài nghĩ rằng: “Hôm nay do nhờ duyên lành của đạo sĩ Sārada mà chánh pháp sẽ

được tuyên dương. Sārada sẽ phát nguyện thành Thượng thủ Thinh Văn. Bạn của đạo

sĩ Sārada là Trưởng giả Sirivaḍḍhana sẽ nguyện làm đệ nhị Thượng Thinh Văn. Dứt

thời pháp, tất cả tùy tùng của đạo sĩ Sārada có bảy muôn bốn ngàn đạo sĩ tóc bính sẽ

đắc quả A La Hán. Vậy Như Lai nên ngự đến đó”.


Sau khi quán sát thấy rõ như thế, Đức Phật Anomadassī không nói cho ai hay

biết, Ngài lặng lẽ đắp y mang bát ra đi một mình như chúa sơn lâm.


Lúc ấy, những đạo sĩ đệ tử của Sārada đã đi tứ tán vào rừng hái trái cây, đạo sĩ ở

lại tịnh thất một mình.


“Ta hãy cho đạo sĩ biết Ta là vị Phật”, nghĩ như thế Đức Tôn Sư trừ trên hư

không đáp xuống, đứng trước mặt đạo sĩ Sārada. Khi thấy rõ oai lực của Đức Phật và

tướng hảo quang minh của Ngài, đạo sĩ lẩm nhẩm ôn lại bài kệ mô tả tướng tốt của

bậc Đại Nhân (Mahāpurisa), rồi đạo sĩ nói thầm: “Người có đầy đủ tướng tốt như vậy,

nếu không xuất gia thì sẽ trở thành vị Chuyển Luân Vương. Còn nếu xuất gia thì sẽ

làm vị Phật Toàn Giác vén màn vô minh bao trùm cõi thế. Người nầy quyết chắc là

một vị Phật không còn nghi ngờ chi nữa”.


Biết rõ như vậy, đạo sĩ tiến bước đến trước Đức Phật gieo năm vóc xuống đảnh

lễ Ngài, đoạn sắp chỗ ngồi và thỉnh Ngài an tọa.


Đức Thế Tôn ngự lên chỗ ngồi dọn sẵn, đạo sĩ Sārada tự mình cũng chọn một

chỗ phải lẽ, ngồi nép qua một bên.


Bảy muôn bốn ngàn đạo sĩ tóc bính hái được đủ thứ trái cây ngon quý, bổ dưỡng

rồi trở về với đạo trưởng. Về đến nơi họ nhìn chỗ ngồi của Đức Phật, rồi nhìn chỗ

ngồi của thầy mình và nói: “Bạch Thầy, chúng đệ tử đã từng chu du khắp chốn, chưa

từng gặp ai cao thượng hơn thầy. Nhưng người nầy so với thầy, chúng đệ tử thấy còn

cao thượng hơn”.


Nghe vậy, đạo sĩ Sārada đáp: “Các con nói chi. Đừng có tính đem hột cải bé tí

teo mà đọ với núi Sineru có bề cao tám muôn bốn ngàn do tuần. Đừng đem thầy ra mà

so sánh với Đức Phật Toàn Giác, nghe các con!”.


Khi ấy, các đạo sĩ nghĩ thầm: “Nếu người nầy là một kẻ tầm thường vô vị thì

thầy ta đã không đưa ra một ví dụ như thế. Chắc hẳn đấy là một bậc Ứng Cúng

(Arahā) không sai”.


Nghĩ rồi, cả thảy đồng quỳ xuống, mọp đầu đãnh lễ Đức Tôn Sư.


Kế đó, đạo sĩ Sārada bảo các đệ tử rằng: “Nầy các trò, hiện đây chúng ta chẳng

có gì xứng đáng để cúng dường Đức Phật, Ngài đến nhằm giờ chúng ta đi khất thực.

Chúng ta hãy tùy tài lực của mình mà cúng dường, vậy các trò hãy tìm cách kiếm đủ

thứ trái cây ngon quý, bổ dưỡng đem về đây nghe”.


Khi có trái cây đem về, đạo sĩ Sārada rửa tay sạch sẽ, đích thân để bát cúng

dường đấng Như Lai. Lúc Tôn Sư thọ bát, chư thiên thêm chất tự dưỡng thiên, tạo

phước để vào trong bát của Ngài.


Kế đó, đạo sĩ Sārada cũng tự mình lọc nước cho Đức Tôn Sư. Đức Tôn Sư thọ

thực xong vẫn ngồi nguyên chỗ cũ. Đạo sĩ Sārada cho gọi tất cả đệ tử của mình, đi

đến ngồi gần Đức Tôn Sư vấn an Ngài theo xả giao. Khi ấy, Đức Tôn Sư nguyện

thầm: “Hai vị Thượng thủ Thinh Văn cùng đi với Tăng chúng hãy đến nơi đây”. Hai

vị Đại đệ tử thần giao cách cảm, được lịnh của Đức Tôn Sư, bèn dắt cả đoàn Tăng

chúng gồm có mười muôn Thánh Lậu Tận (A La Hán) đến chỗ Đức Tôn Sư, đảnh lễ

Ngài và đứng nép qua một bên.


Thấy vậy, đạo sĩ Sārada cho gọi các đệ tử vào bảo: “Nầy các trò, ghế chỗ chư

Phật ngồi thấp quá. Ghế để mười muôn vị Sa môn ngồi cũng không có. Hôm nay các

trò cũng nên nhân dịp nầy mà làm một cuộc lễ cúng dường trọng thể đến chư Phật.


Vậy các trò hãy đi vào chân núi, tìm hái đủ thứ kỳ hoa dị thảo, sắc đẹp hương nồng

đem về đây”.


Tục ngữ có câu “Kathānakālo papañco… Nhàn thoại vô công” chẳng có ai ước

lượng được giới hạn thần thông của một bậc pháp thuật cao cường cho được. Chỉ

trong chốc lát, các đạo sĩ đã lần lượt đem về vô số những hoa vừa thơm vừa đẹp.


Bảo tọa của Đức Phật được kết bằng hoa rộng lớn cả một do tuần, bảo tọa của

hai vị Thượng thủ Thinh Văn rộng ba phần tư do tuần, kỳ dư bảo tọa của chư vị Tỳ

khưu rộng từ nữa do tuần (hai gāvuta) sắp xuống, của các vị mới xuất gia thì rộng lối

bảy chục thước tây (một trăm bốn mươi usabha).


Ta chớ lấy làm lạ, đặt nghi vấn rằng: “Làm cách nào mà sắp xếp bao nhiêu bảo

tọa to lớn như vậy trong ngôi đạo tràng ấy?”. Đó là do phép thần thông làm ra mới có

được như thế.


Các bảo tọa chưng dọn xong, đạo sĩ Sārada đến trình Đức Như Lai, chắp tay

cung kính bạch rằng:


- Bạch Ngài! Cung thỉnh Ngài ngự lên bảo tọa, cho chúng tôi được sự tấn hóa, sự

bình an lâu dài.


Vậy có kệ rằng:


“Nānāpupphañca gandhañca,

Sannipātetvāna ekato;

Pupphāsanaṃ paññāpetvā,

Idaṃ vacamabraviṃ;

Idaṃ me āsanaṃ vīra,

Paññattaṃ tavanucchaviṃ”.


“Mama cittaṃ pasādento,

Nisīdi pupphamāsane;

Sattarattindivaṃ buddho,

Nisīdi pupphamāsane;

Mama cittaṃ pasādetvā,

Hāsayitvā sadevaketi”.


“Hương hoa nhiều thứ gộp chung,

Kết xong bảo tọa, cúc cung bạch rằng:

Bạch Đại Hùng nên chăng bảo tọa?

Tôi vì Ngài kết đã thành công;

Thỉnh Ngài lên bảo tọa bông,

Cho tâm tôi sạch, cho lòng tôi vui.

Trên đài hoa, Phật ngồi bảy bữa,

Khiến tâm tôi sạch rửa trần ai.

Chư thiên dỉ chí muôn loài,

Chúng tôi hỷ dạ Phật oai nhiệm mầu”.


Đức Bổn Sư nhận lời, ngự lên đài an tọa, kế đó là hai vị Thượng thủ Thinh Văn

và kỳ dư chư Tỳ khưu đều lần lượt ngồi lên những bảo tọa dành riêng cho từng vị.


Đạo sĩ Sārada tay cầm lộng hoa vĩ đại, đứng che trên đầu Đức Như Lai.


Đức Tôn Sư chú nguyện rằng: “Do sự cúng dường lễ bái nầy quả phước lớn lao

hãy phát sanh đến các đạo sĩ tóc bính”.


Phúc chúc xong rồi, Đức Tôn Sư ngồi yên, nhập vào Thiền Diệt (Nirodha

samāpatti). Thấy biết Tôn Sư đã ở trong trạng thái Diệt Thọ Tưởng Định, hai vị

Thượng Thủ Thinh Văn và tất cả chư Tăng cũng đều nhập định luôn.


Sau khi nhập Thiền Diệt, Đức Như Lai ngồi nguyên trong một tư thế bảy ngày

liền.


Trong thời gian ấy, mỗi ngày các đạo sĩ đệ tử của Sārada đều đứng chắp tay hầu

bên Phật, ngoại trừ giờ đi khất thực, phải chia nhau đi kiếm trái cây rừng lót dạ mà

thôi.


Riêng một mình đạo sĩ Sārada không đi kiếm ăn, đạo sĩ đứng yên, tay cầm lộng

hoa suốt bảy ngày liền, trong lòng tràn ngập một niềm vui phơi phới (pīti).


Khi xuất Thiền Diệt, Đức Bổn Sư gọi vị Thượng Thủ Thinh Văn tay phải là Đại

đức Nisabha, bảo: “Nầy Nisabha, con hãy chúc phúc cho các đạo sĩ đã có lòng tôn

kính cúng dường những bảo tọa hoa”.


Khi ấy, như một tướng soái oai hùng vừa được Đức Chuyển Luân Vương đích

thân ban thưởng, Đại đức Nisabha phát tâm hoan hỷ, trụ vào Thinh Văn siêu việt trí,

mở lời chúc phúc cho các đạo sĩ cúng dường những bảo tọa hoa.


Sau thời pháp của vị Thủ Thinh Văn, Đức Tôn Sư quay lại gọi đệ nhị Thinh Văn

ngồi bên tay trái của Ngài và bảo: “Nầy Tỳ khưu! Con cũng hãy thuyết pháp đi”.


Vâng lời Đức Bổn Sư, Đại đức Anoma niệm tưởng những Phật ngôn trong Tam

Tạng, rồi thuyết ra một thời pháp.


Mặc dầu cả hai vị thượng Thinh Văn thay nhau thuyết pháp, nhưng tất cả đạo sĩ

trong hội trường không có một ai lãnh hội được giáo nghĩa.


Khi ấy, Đức Bổn Sư trụ tâm vào Vô Biên Phật Cảnh Trí (Aparimāṇa

buddhavisaya) rồi thuyết ra một thời pháp.


Thời pháp dứt, trừ đạo sĩ Sārada, tất cả bảy muôn bốn ngàn đạo sĩ tóc bính đều

đắc quả A La Hán. Các đạo sĩ ấy bèn xin xuất gia với Đức Tôn Sư.


Đức Ngài đưa tay ra vẫy gọi: “Thiện Lai Tỳ khưu…”, tức thì tất cả tóc râu của

các đạo sĩ ấy đều biến mất hết và họ trở thành Tỳ khưu có tám món phụ dính liền theo

thân là ba y, bát, dây lưng, ống đựng kim, ống lược nước, dao cạo.


Thử hỏi: Vì sao đạo sĩ Sārada không đắc A La Hán?


Xin đáp: Tại vì tâm không định.


Theo truyền ngôn thì từ khi vị Thủ Thinh Văn ngồi trên bảo tọa thứ nhì kế bên

Đức Phật, trụ tâm vào Thinh Văn siêu việt trí thuyết pháp. Đạo sĩ Sārada sau khi nghe

được thời pháp nầy rồi, đâm ra mơ ước: “Ôi! Phải chi mình được lãnh nhiệm vụ của

vị Đại đệ tử nầy trong Giáo pháp của một vị Phật vị lai”. Vì mãi bận tâm lo nghĩ như

vậy, nên đạo sĩ không đắc quả chi hết.


Đạo sĩ đảnh lễ Đức Như Lai. Rồi đứng đối diện với Ngài và bạch hỏi: “Bạch

Ngài! Chẳng hay trong giáo pháp của Ngài vị Tỳ khưu ngồi sát bên cánh tay phải của

Ngài mệnh danh là gì?”.


- Tỳ khưu nào theo phụ lực với Như Lai, quay chuyển bánh xe pháp, đã đạt tới

mức thượng đỉnh của Thinh Văn Siêu Việt Trí (Sāvakapārāmi ñāṇassakoṭippatto), đã

hiểu biết mười sáu vấn đề (Solasapaññā) (tức là mười sáu lý của Tứ Diệu Đế - xem

Kho Tàng Pháp Bảo) Tỳ khưu ấy mệnh danh là Thủ Thinh Văn (Aggasāvaka) trong

Giáo Pháp của Như Lai.


- Bạch Ngài! Do nơi công đức của con đứng cầm lộng tôn kính che mát cho Ngài

trong bảy ngày liền, con không cần được phước báu làm Đế Thích (Sakka) hoặc Phạm

Thiên (Brahma) chi hết. Con chỉ nguyện làm Thủ Thinh Văn của một Đức Phật vị lai,

y như Đại đức Nisabha ngày hôm nay vậy.


Nghe đạo sĩ phát nguyện xong, Đức Tôn Sư tự vấn: “Lời nguyện của chàng nầy

có thành tựu hay không?”. Ngài phóng tầm Giác Lực (Sañāṇa) của Ngài về thời vị lai,

quan sát thấy sau một A Tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa, lời nguyện ấy sẽ

được kết quả.


Thấy vậy, Ngài bảo đạo sĩ Sārada rằng: “Lời nguyện của ngươi không phải là vô

hiệu quả (mogha), sau một A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa vị Phật danh hiệu

là Gotama sẽ giáng thế, thân mẫu Ngài là Mahāmāyā, thân phụ Ngài là Suddhodana,

thái tử Ngài là Rāhula, thị giả Ngài tên Ānanda, đệ nhị Thinh Văn Ngài là

Moggallāna, ngươi sẽ là vị Thủ thinh Văn của Ngài, là vị Tướng quân chánh pháp

(Dhammasenāpati) tên là Sāriputta. Thọ ký cho đạo sĩ rồi, Đức Phật thuyết pháp phủ

dụ, đoạn Ngài cùng tất cả Thánh Tăng đằng vân bay đi.


Đạo sĩ Sārada (Sāradatāpasa) đến gần chư Tỳ khưu đệ tử cũ, nhờ các vị nầy

chuyển lời đến bạn mình là Trưởng giả Sirivaḍḍhana. Đạo sĩ nói:


- Bạch các Ngài! Xin các Ngài hoan hỷ nói giùm với bạn tôi rằng: Đạo sĩ Sārada

là người đã quỳ dưới chân của Đức Phật Anomadassī, phát nguyện làm vị Thủ Thinh

Văn trong giáo pháp của Đức Phật Gotama giáng thế trong thời vị lai. Vậy người có

muốn làm đệ nhị Thinh văn hay không?


Tuy đã nhắn lời như thế, nhưng đạo sĩ cũng theo một lối tắt đi trước các Trưởng

lão, đến trước nhà của Trưởng lão Sirivaḍḍhana. Trông thấy bạn cố tri, Trưởng giả

kêu lên:


- Chà! Thật lâu quá mới thấy đạo huynh về thăm tôi.


Đoạn Trưởng giả kéo ghế mời đạo sĩ ngồi và tự mình cũng ngồi ở một chỗ thấp

hơn.


- Bạch Ngài! Ngài không có giáo đồ đệ tử chi hết sao? Trưởng giả hỏi.


- Thật vậy bạn à! Đức Phật Anomadassī đã đến Tịnh xá của chúng tôi, chúng tôi

đã tùy theo tài lực của mình mà làm lễ cúng dường. Rồi Đức Tôn Sư đã thuyết pháp

cho chúng tôi nghe. Dứt thời pháp, trừ tôi ra, tất cả đều đắc quả A La Hán và xuất gia

Tỳ khưu hết rồi, vì tôi thấy Đại đức Nisabha là vị Thinh Văn của Đức Bổn Sư, tôi đã

phát nguyện thành vị Thủ Thinh Văn trong giáo pháp của Đức Phật Gotama sắp giáng

thế trong thời vị lai. Còn bạn, bạn hãy phát nguyện làm vị đệ tử nhị Thinh Văn trong

giáo pháp của Đức Phật ấy đi.


- Bạch Ngài! Tôi không được thân cận, quen biết với chư Phật.


- Để tôi lãnh phần thỉnh chư Phật cho, bạn cứ yên trí ở nhà lo sắp đặt cuộc đại lễ

Trai Tăng đi nhé.


Nghe lời bạn, Trưởng giả Sirivaḍḍhana cho người dọn miếng đất trước cửa nhà

mình thành một cái sân rộng độ tám sào đất vuông (Karīsa) tráng thật bằng phẳng.

Trải cát trắng khắp mặt sân, rắc thêm năm thứ hoa đồng nội (Lāja) dựng lên một cái

nhà lồng nóc lợp bằng hoa sen xanh, như là để nghinh tiếp một bậc Đế Vương vậy.


Trưởng giả lại cho sửa soạn bảo tọa của chư Phật, sắp đặt chỗ Ngồi của chư

Thánh Tăng, chuẩn bị lễ vật cúng dường rất long trọng, rồi báo tin cho đạo sĩ Sārada

hay để cung nghinh chư Phật.


Đạo sĩ thỉnh được chư Tăng có Đức Phật làm hội chủ, rồi cùng đi theo các Ngài

trở về nhà bạn Trưởng giả Sirivaḍḍhana.


Trưởng giả thân hành ra nghinh tiếp chư Tăng, thỉnh bát nơi bàn tay của Đức

Như Lai, rước Ngài ngự vào Thanh Liên Đình.


Khi Đại đức Tăng có Đức Phật làm hội chủ đã an tọa trên những ngôi vị đã sắp

đặt sẵn, Trưởng giả Sirivaḍḍhana lấy nước rót lên tay Đức Bổn Sư theo nghi lễ cúng

dường (dakkhiṇodaka) xong, liên tiếp dâng cúng những thực phẩm cam trân mỹ vị.


Sau bữa Trai Tăng, Trưởng giả lại dâng đầy đủ y quý giá đến Đại đức Tăng có Đức

Phật làm hội chủ, rồi bạch rằng: “Bạch Ngài! Cuộc lễ Trai Tăng nầy không phải được

tổ chức với mục đích tầm thường nhỏ nhen. Xin thỉnh Ngài từ bi hoan hỷ lưu lại nơi

đây, để con được cúng dường như vậy trong bảy ngày liên tiếp”.


Đức Bổn Sư nhận lời.


Khi lễ đại thí trong bảy ngày liền vừa chấm dứt, Trưởng giả Sirivaḍḍhana đảnh

lễ Đức Bổn Sư, đoạn đứng chấp tay bạch rằng:


- Bạch Ngài! Bạn của tôi là đạo sĩ Sārada đã nguyện làm Thủ Thỉnh Văn của

Đức Phật nào, thì tôi cũng nguyện xin là đệ nhị Thinh Văn của Đức Phật ấy.


Đức Thế Tôn quán sát thời vị lai, thấy lời nguyện Trưởng giả sẽ thành tựu, bèn

thọ ký rằng: “Từ đây về sau một A tăng kỳ và một trăm ngàn đại kiếp nữa, người sẽ là

đệ nhị Thinh Văn của Đức Phật Gotama”.


Nghe Đức Phật thọ ký, Trưởng giả vui mừng không kể xiết. Phúc chúc xong,

Đức Tôn Sư cùng đoàn Thinh Văn về Tịnh Xá.


Thuật xong tiền tích của hai vị Đại đức Sāriputta và Moggallāna, Đức Bổn Sư

dạy tiếp:


- Nầy các Tỳ khưu, đó là lời nguyện mà hai con của Như Lai đã phát ra từ thời

quá khứ. Hai vị Tỳ khưu nầy trước đã phát nguyện đắc quả vị nào thì nay đắc quả vị

đó, đúng theo bổn nguyện của mình vậy thôi. Chẳng phải Như Lai coi mặt mà ân tứ

cho các Tỳ khưu đâu.


Đức Bổn Sư dứt lời, hai vị Thượng thủ Thinh Văn đảnh lễ và bạch rằng: “Bạch

Ngài! Khi còn ở ngoài đời, chúng con đã có lần lên xem lễ hội trên đỉnh núi…”. Hai

vị lần lượt kể hết chuyện mình trong kiếp hiện tại từ lúc dự kiến cuộc lễ Sơn Đảnh

Hội, cho đến khi hạnh ngộ Đại đức Assaji, được chứng quả Tu Đà Hườn. Rồi thuật

tiếp rằng:


- Bạch Ngài! Chúng con đã rủ thầy Sañjaya cùng đến hầu hạ bên chân Ngài,

chúng con đã chỉ cho thầy thấy chủ thuyết lập luận (laddhi) của thầy là vô căn vô bổn

(nissāra), chúng con đã giải cho thầy nghe về phước báu của sự quy y đầu Phật, nhưng

thầy đáp rằng: “Nếu giờ ta thay bậc đổi ngôi, hạ mình làm môn đồ cho người, thì cũng

giống như nước trong vò đang yên mà làm cho phát sanh sự dao động (cātiyā udaka

calana bhāvappattisadiso) ta không thể đi làm học trò cho ai được”.


Chúng con lại nói: “Bạch Thầy, giờ đây hàng đại chúng ai ai cũng đều cầm

hương hoa đi chùa lễ Phật. Còn thầy thì sao?”.


Thầy lại hỏi rằng: “Trong đời nầy có nhiều người trí (paṇḍitā) hay nhiều kẻ ngu

(dandhā)?”


Chúng con đáp lại: “Bạch Thầy, kẻ ngu thì nhiều, những người trí thì rất hiếm”.


Nghe vậy, thầy bảo chúng con: “Thế thì người trí nên đi nhập chung với người

trí là Sa môn Gotama. Còn kẻ ngu hãy ở lại với kẻ ngu như ta, các trò cứ đi đi”

.

Thầy nói như thế, rồi không chịu đến đây, bạch Ngài.


Nghe xong câu chuyện của hai vị Thủ Thinh Văn, Đức Bổn Sư dạy rằng: “Nầy

các Tỳ khưu! Thầy Sāñjaya tự mình mang nặng tà kiến việc không cần cho là cần,

việc cần cho là không cần. Còn các Tỳ khưu, tự nghĩ mình là bậc hiền trí việc cần biết

là cần, việc không cần biết là không cần. Nhờ vậy mới dứt bỏ được việc không cần

yếu mà kiên trì lấy việc cần yếu”.


Đến đây, Đức Bổn Sư thuyết kệ ngôn rằng:


“Asāre sāramatino,

Sāre cāsāradassino;

Te sāraṃ nādhigacchanti,

Micchāsaṅkappagocarā”.


“Sārañ ca sārato ñatvā,

Asārañ ca asārato;

Te sāraṃ adhigacchanti,

Sammasaṅkappagocarāti”.


Không chân, tưởng chân thật,

Chân thật, thấy không chân:

Họ không đạt chân thật,

Do tà tư, tà hạnh.

 

Chân thật, biết chân thật,

Không chân, biết không chân.

Họ đạt được chân thật,

Do chánh tư, chánh hạnh.








374 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page