top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 114 - NÀNG KIỀU ĐÀM ỐM ĐẮC A LA HÁN

Đã cập nhật: 13 thg 7



“Yo ca vassasataṃ jīve, Apassaṃ amataṃ padaṃ; Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, Passato amataṃ padanti”.

"Ai sống một trăm năm,

Không thấy câu bất tử,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được câu bất tử."


Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Jetavana Vihāra (Kỳ Viên Tự), đề cập đến nàng Kisāgotamī (Kiều Đàm Ốm).


Tương truyền: Trong thành Sāvatthī (Xá Vệ), có nhà một ông Bá hộ tự nhiên tài

sản bốn trăm triệu đồng vàng biến thành than. Ông Bá hộ thấy vậy lấy làm phiền

muộn, bỏ cả ăn uống nằm liệt trên giường.

Khi ấy, có một người bạn đến nhà thăm ông và hỏi:

- Bạn à, sao bạn buồn rầu dữ vậy?


Nghe rõ câu chuyện tâm sự của Bá hộ, người bạn khuyên:

- Thôi bạn đừng lo rầu nữa, tôi biết một phương pháp giải khổ cho bạn, bạn hãy

làm theo lời tôi chỉ dẫn.

- Tôi làm gì bây giờ hở bạn?

- Nầy bạn, bạn hãy đích thân ra chợ, trải chiếc chiếu lác, đổ than vun thành đống,

rồi ngồi giả làm người bán than. Trong số những khách hàng qua lại, gặp người nào

hỏi: “Mấy người kia bán vải, dầu, mật ong, mật mía... Còn ông sao lại ngồi bán

than?”. Bạn hãy trả lời rằng: “Của tôi mà tôi không bán thì tôi sẽ làm cái chi?”. Còn

gặp người nào hỏi: “Mấy người khác bán vải, dầu, mật ong, mật mía... còn ông sao lại

ngồi bán vàng bạc ở đây?”, bạn hãy trả lời rằng: “Bạc vàng ở đâu?”, nếu người ấy chỉ

“Đây nè!”, bạn hãy bảo: “Đâu mang lại cho tôi xem”. Rồi bạn xòe tay ra thọ lãnh. Khi

người ấy trao qua tay bạn như thế than nằm trong tay bạn sẽ trở thành bạc vàng. Nếu

đó là một cô gái, bạn hãy cưới về cho con trai bạn cùng ở chung trong nhà, giao hết tài

sản bốn trăm triệu đồng vàng cho cô dâu trọn quyền quyết định. Nếu là cậu con trai,

bạn hãy rước về gả con gái tới tuổi cập kê cho cậu, rồi giao hết số tài sản bốn trăm

triệu đồng vàng cho chàng rể trọn quyền quyết định.


Ông Bá hộ mừng rỡ, đem thực hành ngay diệu kế của người bạn, đích thân ra

chợ đông, đổ than vun thành đống rồi ngồi giả vờ làm người bán than.

Gặp những người nào hỏi: “Mấy chỗ khác người ta bán vải, dầu, mật ong, mật

mía... Còn ông sao ngồi bán than ở đây?”, ông Bá hộ đáp: “Của tôi mà tôi không bán

thì tôi sẽ làm gì?”.



Khi ấy cô gái tên là Gotamī (Kiều Đàm) vì có thân hình ốm yếu, mảnh khảnh

nên được gọi là Kisāgotamī (Kiều Đàm Ồm) (Kisā: ốm), là con gái của một gia tộc

khá giả, hiện đang bị sa sút rõ rệt. Cô có việc cần phải đi ra cửa chợ, khi thấy ông Bá

hộ đang ngồi, cô hỏi: “Bác ơi! Mấy người khác người ta bán vải, dầu, mật ong, mật

mía... Còn bác sao lại ngồi đây bán bạc vàng”.

- Con ơi! Bạc vàng ở đâu?

- Chớ bác không lấy bạc vàng ra ngồi đây bán sao?

- Đâu con đem lại cho bác một mớ xem sao?

Nàng Kiều Đàm hốt một bụm đặt vào tay ông Bá hộ, bụi than hóa ra vàng bạc.


Ông Bá hộ liền hỏi cô gái:

- Nhà con ở lối nào?

- Thưa bác ở lối tên ấy.

Nghe nói, ông Bá hộ hỏi tiếp nữa rằng:

- Cô đã thành gia thất chưa?

- Thưa bác chưa.


Ông Bá hộ sắp xếp tài sản lại, rồi cưới nàng Kisāgotamī về cho công tử con trai

mình. Kế đó, giao hết tài sản bốn trăm triệu đồng vàng cho nàng Kisāgotamī gìn giữ.

Lập tức tất cả tài sản biến thành than ấy đều hoàn lại là bạc vàng như cũ.

Một thời gian sau cô Kisāgotamī có thai. Đủ mười tháng cô hạ sanh một đứa con

trai. Đứa bé vừa biết đi chập chững thì nó bị bạo bệnh mà chết.


Từ trước đến giờ chưa từng thấy ai chết, cho nên thay vì để người ta đem xác

đứa bé đi thiêu, cô lại mặc y phục, ẵm xác con đi từng nhà để hỏi xem ai có biết thuốc

gì chữa bịnh cho con cô không. Cô được thị dân nói ngay rằng: “Cô ơi, cô phát khùng

rồi, nên cô mới đi lang thang, hỏi thuốc trị bịnh cho đứa con trai đã chết!”.

Mặc kệ những lời nhắc nhở, cô Kisāgotamī vẫn cứ đi, tin chắc ràng: “Nhất định

thế nào cô cũng gặp được người biết, sẽ tìm được phương thuốc trị bịnh cho con trai

cô”.


Khi ấy có một Hiền trí thấy cô như vậy, tự nghĩ rằng:

- Con gái ta đây chắc là một thiếu phụ mới đẻ con so chưa từng chứng kiến sự

chết chóc. Vậy ta nên tế độ chỉ bảo giùm cô.


Vị ấy bảo cô:

- Con ơi! Bác không biết thuốc men gì cả, nhưng bác biết một vị lương y.

- Thưa bác vị đó là ai vậy.

- Đức Bổn Sư là vị lương y, vậy con hãy tìm đến Ngài mà hỏi thuốc.

- Cám ơn bác, để con đi hỏi thuốc.


Nói rồi, cô Kisāgotamī đến yết kiến Đức Bổn Sư, đảnh lễ Ngài rồi đứng qua một

bên, hỏi rằng:



- Bạch Ngài, nghe đồn rằng Ngài biết được thứ thuốc chữa bệnh cho con trai con

phải không?

- Phải, Ta biết.

- Bạch Ngài, có cần kiếm món chi không?

- Chỉ cần kiếm cho được một nhúm hạt cải mà thôi.

- Bạch Ngài, con sẽ kiếm được hột cải, nhưng có cần phải kiếm ở nhà người nào

không?

- Ở nhà người nào mà chưa từng có đứa con trai hoặc đứa con gái nào chết cả,

mới được.

- Lành thay, bạch Ngài.


Nàng Kisāgotamī đảnh lễ Đức Bổn Sư, ẵm đứa con chết ra đi vào xóm làng, đến

đứng trước cửa nhà đầu tiên hỏi chủ nhà:

- Trong nhà này có hột cải không? Ông lương y nói đó là món thuốc chữa lành

bịnh của con tôi.

- Nầy cô, có.

- Nếu có, cho tôi xin một nhúm.


Khi chủ nhà mang hột cải ra, cô Kiều Đàm lại hỏi thêm:

- Trong nhà nầy chưa từng có đứa con trai hoặc đứa con gái nào chết cả, phải

không bác?

- Sao nàng lại nói như vậy? Thật ra thì số sống còn chỉ vài ba người, còn số chết

thì lu bù, cô em à!

Nghe nói vậy, cô Kisāgotamī giao trả lại nhúm hạt cải và nói: “Thôi xin bác giữ

hột cải của bác, nó không phải là thuốc chữa lành bịnh của con tôi”.


Kể từ đó, cô Kisāgotamī lại tiếp tục đi sâu vào trong xóm, đến nhà cuối cùng khi

trời đã xế chiều, cô cầm nhúm hột cải, cô tự nghĩ:

- Ôi! Ta thật là nặng nghiệp! Con ta đã chết rồi mà ta cứ mong cho nó cải tử

hoàn sanh. Khắp cả một xóm làng như vầy mà số người sống còn ít, số tử vong lại

nhiều hơn...


Càng suy xét, cô Kisāgotamī càng dịu lòng thương yêu con, trái tim lần lần trở

nên chai lì. Cô vứt bỏ xác con trong rừng, trở về đảnh lễ Đức Bổn Sư rồi đứng qua

một bên, khi ấy Đức Bổn Sư hỏi cô:

- Con đã kiếm được một nhúm hạt cải phải không?

- Bạch Ngài, con kiếm không được, khắp cả làng số người sống còn thì quá ít, số

chết mất lại nhiều hơn.


Đức Bổn Sư dạy rằng:

- Con cứ mãi băn khoăn nghĩ rằng: “Con trai ta đã chết”. Đó chỉ là thường sự đối

với chúng sanh. Quả thật, tử thần hằng lôi cuốn tất cả mọi người ở thời thiếu niên, vị

thành niên... chẳng khác nào thác nước lụt đem vùi thây chúng sanh trong biển cả ác

đạo.



Nói rồi, Đức Bổn Sư thuyết pháp và kết luận bâng bài kệ rằng:


“Taṃ puttapasusammattaṃ, “Người tâm ý đắm say, Byāsattamanasaṃ naraṃ; Con cái và súc vật, Suttaṃ gāmaṃ mahogho’va, Tử thần bắt người ấy, Maccu ādāya gacchati”. Như lụt trôi làng ngủ”.


Đến cuối bài kệ nàng Kisāgotamī đắc quả Tu Đà Hườn, nhiều người khác cũng

đắc Thánh quả nhất là Tu Đà Hườn quả.

Kế đó, nàng Kisāgotamī xin Đức Bổn Sư cho nàng xuất gia. Ngài đã gởi nàng

qua xuất gia với các Tỳ khưu Ni. Thọ Cụ túc giới rồi, nàng được gọi là Tỳ khưu Ni

Kisāgotamī (Kiều Đàm Ốm).


Một hôm, tới phiên phải sửa soạn chỗ làm lễ Phát lồ (để các Tỳ khưu Ni sám hối

với nhau), Sư Cô Kisāgotamī đốt đèn lên rồi ngồi nhìn ngọn đèn chập chờn leo lét, khi

tỏ khi mờ, nàng chợt nhận thấy rằng: “Những chúng sanh nầy giống như ngọn đèn, cứ

sanh diệt, sanh diệt như thế mãi, chớ không đi đến chỗ tịch diệt là Níp Bàn”. Trong

khi Sư Cô đang miên man niệm tưởng đề tài Sanh Diệt, với đối tượng là ngọn đèn thì

Đức Bổn Sư ngự tọa trong tòa hương thất phóng tỏa hào quang, thị hiện như ngồi

trước mặt Sư Cô mà thuyết giảng rằng:


- Nầy Gotamī (Kiều Đàm), những chúng sanh nầy giống như ngọn đèn cứ sanh

diệt, sanh diệt như thế mãi chớ không giác ngộ Níp Bàn là nơi tịch diệt. Người không

tịnh tín nơi Níp Bàn như thế dầu sống cả trăm năm, cũng không bằng người tịnh tín

nơi Níp Bàn chỉ sống trong giây lát.


Nói rồi, Đức Thế Tôn thuyết pháp và kết luận bâng kệ ngôn rằng:


“Yo ca vassasataṃ jīve, Apassaṃ amataṃ padaṃ; Ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo, Passato amataṃ padanti”.

"Ai sống một trăm năm,

Không thấy câu bất tử,

Tốt hơn sống một ngày,

Thấy được câu bất tử."



40 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page