top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 116 - BÀ LA MÔN MỘT ÁO

Đã cập nhật: 21 thg 7



“Abhittharetha kalyāṇe, Pāpā cittaṃ nivāraye; Dandhaṃ hi karoto puññaṃ, Pāpasmiṃ ramatī mano.”

"Hãy gấp làm điều lành, Ngăn tâm làm điều ác. Ai chậm làm việc lành, Ý ưa thích việc ác."


Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết, khi Ngài ngự tại Jetavana Vihāra (Kỳ Viên Tự), đề cập đến ông Bà la môn Cūḷekasātaka (Bà la môn Một Áo1) (Tiểu Trung Y).

(1 Lá y choàng nhỏ.)

Trong thời kỳ Giáo Pháp của Đấng Thập Lực hồng danh là Vipassī (Tỳ Bà Thi),

có ông Bà la môn tên là Mahākasātaka (Đại Nhất Trung Y).


Còn bây giờ, ông nầy ở trong thành Xá Vệ, có tên là Tiểu Trung Y (Cūḷekasātaka),

ông chỉ có một cái y hạ (củn, cái váy, cái chăn, để vận theo lối Ấn Độ

không có mặc quần) và vợ ông cũng chỉ có một cái y hạ mà thôi. Hai người thay nhau

xài chung một cái y trung để đắp lên mình khi ra khỏi nhà.


Một hôm nghe có loa kêu gọi đi chùa thính pháp, ông Bà la môn bảo vợ rằng:

“Nầy bà, có loa kêu gọi đi thính pháp, vậy bà sẽ đi nghe pháp ban ngày hay ban đêm?

Vì chỉ сó một cái у choàng nên chúng ta không thể cùng đi một lượt được”.

Bà Bà la môn đáp: “Tôi sẽ đi ban ngày ông à”.


Nói rồi bà khoác у lên mình ra đi. Ông Bà la môn ở nhà cả ngày, tới tối mới ra

đi, đến ngồi trước mặt Đức Bổn Sư nghe pháp, ông thỏa thích đến nỗi phỉ lạc ngũ sắc

(xanh, vàng, trắng, đỏ, cam) phát khởi lên thấm đều khắp châu thân ông, ông có ý

muốn cúng dường Đức Bổn Sư nhưng lại nghĩ rằng: “Nếu ta đem dâng lá у nầy thì cả

bà Bà la môn và ta đều không có у choàng”. Sau hàng ngàn tâm bỏn xẻn sanh lên, các

tâm Chánh tín lại phát khởi để rồi biến đi hết, để cho tâm bỏn xẻn phát sanh. Ông Bà

la môn bị sự bỏn xẻn buộc chặt như kềm hãm ông, nên ông phủ nhận Tín tâm của

ông.


Trận giặc lòng kéo dài suốt một canh đầu: “Ta sẽ dâng, ta sẽ không dâng”, ông

cứ phân vân giữa hai ý tưởng như thế.



Từ đó đến hết canh giữa, cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn, nên ông ta không thể cúng

dường lá y. Đến canh chót, ông ta suy nghĩ thầm: “Tín tâm và Lận tâm (tâm hà tiện)

của ta đã chiến đấu với nhau suốt hai canh qua, mà Tín tâm vẫn không thể thắng. Bây

giờ, bằng ấy tâm bỏn xẻn đang tăng trưởng, nó sẽ không cho ta cất đầu lên khi sa

xuống bốn đường ác đạo. Ta sẽ dâng lá у choàng”.


Khi đã xóa được hàng ngàn Lận tâm và để cho Tín tâm làm hướng đạo. Ông Bà

la môn đem lá у choàng đặt trước chân Đức Bổn Sư và hô to lên ba lần: “Ta đã thắng,

ta đã thắng!”.


Đức Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) đang thính pháp, nghe tiếng hô như vậy, bèn

phán hỏi: “Này ông Bà la môn, ông nói thắng là thắng ai vậy?”. Các quan hộ giá đến

hỏi ông Bà la môn thì ông ta đem hết tâm sự của mình ra tỏ bày thật cho các quan

biết, nhờ các quan tâu lại với Đức vua. Đức vua nghe chuyện nầy, tự nghĩ: “Ông Bà la

môn này đã làm chuyện khó làm, Trẫm sẽ tiếp độ ông ta”. Đức vua sai quân hầu tặng

ông ta cặp y choàng, ông Bà la môn đem dâng luôn đến Đức Bổn Sư.


Thấy vậy, Đức vua sai quân hầu đem tặng ông tấm vải choàng, ông cũng dâng

lên Đức Thế Tôn, rồi Đức vua lại tăng lên gấp đôi, ông cũng dâng tám cặp y, rồi đến

mười sáu cặp y. Khi Đức vua ban cho ông ta ba mươi hai cặp y, lần này ông Bà la

môn suy nghĩ: “Cứ mỗi lần được y, ta không giữ mà xả ra, rồi lại được nhiều hơn.

Như vậy, sợ e người bảo rằng ta bỏ con tép bắt con tôm. Thôi, ta hãy giữ lại hai cặp y,

ta một cặp còn vợ ta một cặp”. Rồi ông Bà la môn lãnh hai cặp, còn lại ba mươi cặp y

ta sẽ dâng đến Đức Thế Tôn.


Hồi đời xưa, ông Đại Nhất Trung Y được sáu mươi bốn cặp y mà ông chỉ nhận

có hai cặp. Đời này, Tiểu Trung Y được ba mươi hai cặp và cũng chỉ nhận có hai

cặp (1) mà thôi.


Đức vua bèn ra lịnh sai các quan hầu: “Nầy các hiền khanh! Việc làm của ông

Bà la môn nầy thật là khó làm, các khanh hãy trở về hoàng cung cho người mang hai

lá cẩm y (áo gấm) của Trẫm đến đây!”. Các quan làm theo lịnh của Đức vua. Đức vua

sai đem tặng ông Bà la môn hai tấm y gấm trị giá cả trăm ngàn đồng vàng.


Ồng Bà la môn tự nghĩ: “Những y nầy không thích hợp với thân hình ta, mà

thích hợp với Giáo Pháp của Đức Phật”, ông bèn đem một lá y gấm vào trong hương

thất treo lên giường nằm của Đức Bổn Sư, còn một lá đem về nhà treo trên chỗ chư

Tăng thường xuyên thọ thực.


Chiều hôm sau, Đức vua đến viếng Đức Bổn Sư nhìn biết lá cẩm y, bèn hỏi:

- Bạch Ngài, ai dâng y nầy vậy?

- Ông Một Áo.


------

(Chú Thích: 1 Vì ông Mahākasātaka có trước và số y lãnh được nhiều gấp đôi nên được mệnh danh là Đại Nhất Trung Y. Còn ông này có sau và số y lãnh cũng ít hơn, nên được gọi là Tiểu Trung Y, không phải là y lớn hay y nhỏ.)



Nghe vậy, Đức vua rất hoan hỷ với ông Bà la môn, bèn ra lịnh ban cho ông bốn

con voi, bốn con ngựa, bốn ngàn đồng vàng, bốn phụ nữ, bốn tỳ nữ, bốn tớ trai, bốn

làng nộp thuế... Cả trăm thứ, thứ gì cũng là bốn hết thảy.


Các Tỳ khưu đề khởi vấn đề này trong giảng đường: “Ôi! Thật là kỳ lạ. Việc làm

của Tiểu Trung Y trong giây lát như vậy mà kết quả được ân tứ đủ thứ, thứ gì cũng

bốn cái. Rõ ràng là do thiện nghiệp gieo trồng vào phước điền mà quả dị thục trổ ngay

hôm nay vậy”. Đức Bổn Sư đến hỏi:

- Nầy các Tỳ khưu, hôm nay các thầy ngồi đây thảo luận việc chi vậy?

- Bạch Ngài, việc nầy...


Nghe vậy, Đức Bổn Sư dạy:

- Nầy các Tỳ khưu, nếu ông Tiểu Trung Y nầy có thể cúng dường đến Ta trong

canh đầu thì ông đã được tất cả mọi thứ, mỗi thứ là mười sáu cái. Nếu ông có thể cúng

dường đến Ta vào canh giữa thì ông đã có tất cả mọi thứ, thứ nào cũng tám cái. Vì

ông trì hoãn để đến canh chót mới cúng dường, cho nên tất cả mọi thứ, thứ nào cũng

bốn cái như vậy. Bởi thế, trong việc tạo thiện nghiệp, hễ tâm khởi lên muốn làm lúc

nào, nên làm ngay lúc ấy đừng trì hoãn. Làm lành mà chậm trễ thì quả phước phát

sanh cũng chậm trễ. Do đó, khi tâm vừa muốn phát sanh muốn tạo thiện nghiệp thì

phải nên làm ngay lập tức, đừng hẹn lại.


“Abhittharetha kalyāṇe, Pāpā cittaṃ nivāraye; Dandhaṃ hi karoto puññaṃ, Pāpasmiṃ ramatī mano.”

"Hãy gấp làm điều lành, Ngăn tâm làm điều ác. Ai chậm làm việc lành, Ý ưa thích việc ác."


42 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page