“Na antalikkhe na samuddamajjhe, Na pabbatānaṃ viraraṃ pavissa; Na vijjate(1) so jagatippadeso, Yatraṭṭhitaṃ (1) nappasaheyya maccu”. | Không trên trời, giữa biển, Không lánh vào động núi, Không chỗ nào trên đời, Trốn khỏi tay thần chết. |
(Vijjatī – Yatthaṭṭhitaṃ (theo bản Pāḷi của CSCD./ Dhammagiri. India)).
Kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết khi Ngài ngự tại chùa Nigrodha (Ni Câu Luật Đà), đề cập đến Đức vua Thiện Giác (Suppabuddhasakka).
Tương truyền rằng: Đức vua Thiện Giác vì hai lý do sau đây mà đã buộc oan trái
với Đức Phật: một là Ngài đã bỏ con gái Đức vua là công chúa Yasodhara (Da Du Đà
La) mà ra đi xuất gia, hai là Ngài đã cho con trai Đức vua là Hoàng tử Devadatta (Đề
Bà Đạt Đa) xuất gia, cho nên Đức vua căm thù Ngài lắm.
Một ngày nọ, Đức vua có ý nghĩ: “Bây giờ Trẫm nhất định không cho Cồ Đàm
đi đến chỗ thỉnh bát để thọ thực”. Đức vua truyền lịnh cho đóng cửa chận đường đi
của Đức Thế Tôn, rồi ngồi giữa đường mà uống rượu.
Khi Đức Bổn Sư cùng chư Tăng tùy tùng sắp đến chỗ Đức vua gác, có tin báo
trước cho vua Thiện Giác hay rằng “Đức Bổn Sư sắp đến”.
Đức vua phán: “Hãy đi đón đường nói cho Cô Đàm biết: Cồ Đàm không phải
lớn hơn Trẫm! Trẫm sẽ không cho nó đi qua lối nầy!”. Rồi Đức vua cứ ngồi nguyên
một chỗ mà lặp đi lặp lại như thế mãi.
Đức Bổn Sư thấy những người đến xin cậu mình cho phép đi qua đều không
được chấp thuận, nên Ngài quay trở về.
Đức vua lại phái một mật thám theo dõi Đức Bổn Sư: “Hãy đi, nghe ngóng lời
nói của Sĩ Đạt Ta, rồi trở về phục lịnh”.
Lúc quay trở về, Đức Bổn Sư mỉm cười. Trưởng lão Ānanda thấy lạ bèn hỏi:
- Bạch Ngài, do nhân duyên nào mà Ngài đã mỉm cười?
Đức Bổn Sư hỏi lại:
- Nầy Ānanda! Thầy đã thấy vua Thiện Giác rồi chứ?
- Bạch Ngài, con đã thấy.
- Đức vua đã tạo nghiệp rất nặng là dám cản đường một vị Phật như Ta. Từ đây
đến bảy ngày, tại chân cầu thang của đền vua, Đức vua Thiện Giác sẽ bị đất rút.
Nghe được lời tiên tri nầy, mật thám về báo cáo lại với vua Thiện Giác. Đức vua
hỏi:
- Lúc quay trở về, cháu Trẫm đã nói những gì? - Mật thám nghe sao thì thuật lại
y như vậy.
Nghe dứt những lời báo cáo, Đức vua nghĩ thầm: “Quả thật, cháu của ta chưa hề
nói sai trật, hễ nói điều gì là có y điều đó xảy ra. Tuy nhiên, bây giờ đây ta sẽ quở
trách Sĩ Đạt Ta về tội nói láo. Quả nhiên, cháu ta đã tiên tri bảy ngày nữa ta sẽ bị đất
rút, nó không nói bằng cách mơ hồ mà lại xác quyết rằng ta sẽ bị đất rút ngay chân
cầu thang của vương cung. Kể từ bây giờ trở đi, ta sẽ không đặt chân đến đó, và sau
khi khỏi bị đất rút tại nơi đó, ta sẽ quở nó về tội nói láo!”.
Đức vua cho mang tất cả đồ vật nhu dụng của mình lên tầng lầu thứ bảy, khiến
dẹp cầu thang rồi đóng cửa cái lại. Tại mỗi cửa của mỗi tầng lầu, Đức vua bố trí hai
người lực sĩ đứng canh và dặn họ: “Nếu thấy Trẫm dễ duôi muốn đi xuống lầu, hai
người hãy ngăn cản lại!”. Nói rồi, Đức vua ngự tọa trong tư phòng trên chót tầng lầu
thứ bảy.
Đức Bổn Sư nghe được câu chuyện nầy thì phán rằng:
- Nầy các Tỳ khưu, dầu Đức vua Thiện Giác không ngồi trên đỉnh thượng của
tòa lầu bảy tầng mà lên ngồi giữa hư không, hoặc đáp thuyền ra giữa biển lớn, hoặc là
vào ngồi trong hang núi cũng mặc. Lời Chư Phật không bao giờ lưỡng ước, y như lời
của Ta đã tiên tri, Đức vua sẽ bị đất rút ngay tại chỗ mà Ta đã nói.
Nói rồi Đức Thế Tôn thuyết pháp và ngâm kệ rằng:
“Na antalikkhe na samuddamajjhe, Na pabbatānaṃ viraraṃ pavissa; Na vijjate(1) so jagatippadeso, Yatraṭṭhitaṃ (1) nappasaheyya maccu”. | Không trên trời, giữa biển, Không lánh vào động núi, Không chỗ nào trên đời, Trốn khỏi tay thần chết. |
Kommentarer