top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 174 - CON GÁI NGƯỜI THỢ DỆT

Đã cập nhật: 13 thg 7



“Andhabhūto ayaṃ loko, Tanukettha vipassati; Sakuṇo jālamuttova, Appo saggāya gacchati”.

"Đời này thật mù quáng,

Ít kẻ thấy rõ ràng.

Như chim thoát khỏi lưới,

Rất ít đi thiên giới."


Kệ ngôn này được Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại tháp Aggalava, đề cập đến thiếu nữ con gái người thợ dệt…


Tương truyền rằng: Một lần nọ, Đức Thế Tôn du hành đến xứ Ālavī, thị dân

Ālavī đã cúng dường đến chư Tăng có Đức Phật là vị Thượng thủ. Khi thọ thực xong,

Đức Thế Tôn đã tuỳ hỷ phước với pháp thoại rằng:


- Này các cận sự! Các ngươi nên tu tập về tuỳ niệm sự chết như vầy: “Đời sống

của ta không tồn tại, sự chết chắc chắn sẽ đến với ta. Ta chắc chắn phải chết, đời sống

của ta có sự chết là lẽ thường hằng”. Người không tu tập niệm sự chết, khi lâm chung

thường thường giật mình kinh sợ, than khóc kinh hoàng, ví như người trông thấy rắn

độc sẽ kinh hoàng lên như thế. Còn người tu tập niệm sự chết, người ấy không có sự

giật mình kinh sợ, hay hoảng hốt trong lúc lâm chung, ví như người trông thấy rắn

độc từ xa, dùng cây đuổi nó đi xa như vậy. Do vậy, các ngươi hãy chuyên niệm về sự

chết đi.


Những người nghe pháp ấy, sau khi nghe Bậc Đạo Sư thuyết giảng pháp thoại

xong, chỉ tầm cầu trong phận sự của mình mà thôi.


Riêng con gái người thợ dệt vừa tròn 16 tuổi, có sự suy nghĩ rằng:

“Lời dạy của Đức Thế Tôn thật là thù diệu, ta nên là người tu tập niệm sự chết

vậy”.

Thế rồi, nàng hằng chuyên tu về đề mục niệm sự chết cả ngày lẫn đêm. Riêng về

Đức Thế Tôn sau khi thuyết giảng pháp thoại, Ngài tuần tự du hành về kinh thành

Sāvatthī, đến tịnh xá Jetavana. Suốt cả ba năm dài, nàng tín nữ ấy luôn tu tập về niệm

sự chết. Một hôm, Đức Thế Tôn dùng Phật nhãn quán xét thế gian, Ngài nhìn thấy

hình ảnh của nàng con gái người thợ dệt trong Giác võng của Ngài. Ngài suy xét rằng:

“Đây là nhân thế nào nhỉ”.

Ngài thấu hiểu rằng: “Nàng Chức Nữ này, từ khi nghe Pháp của Như Lai, tinh

cần tu tập niệm về sự chết đã trọn ba năm. Như Lai sẽ ngự đến đó, nàng đi đến nghe

Pháp, Như Lai sẽ hỏi nàng bốn câu hỏi, nàng sẽ trả lời đúng theo ý Như Lai, Như Lai

ban cho nàng tiếng Sādhu sau mỗi câu trả lời. Nhân đó, Như Lai sẽ thuyết pháp thoại,

khi dứt kệ ngôn nàng Chức Nữ ấy đã chứng đạt Dự Lưu Quả. Và nương nhờ nàng, đại

chúng sẽ nhận được nhiều lợi ích”.



Sau khi quán xét rõ ràng rồi, Đức Thế Tôn cùng chư Tỳ khưu khởi hành đi từ

Jetavana đến xứ Ālavī. Sau khi tuần tự du hành đến xứ Ālavī, Ngài cùng chư Tăng

vào ngụ tại tịnh xá Aggalava.


Thị dân trong xứ Ālavī biết rằng: “Bậc Đạo Sư ngự đến”, liền đi đến tịnh xá

cung thỉnh Ngài và Tăng chúng thọ thực nơi tịnh xá ấy, cả nàng Chức Nữ cũng biết

được rằng: Bậc Đạo Sư ngự đến, nàng có tâm hoan hỷ rằng:


- Bậc Đạo Sư đã ngự đến nơi này rồi, Ngài là bậc Vô Thượng Pháp Vương, là

bậc Tối Thượng Nhân, là bậc Thầy của Chư Thiên và nhân loại. Ngài có gương mặt

sáng rực như trăng rằm, đã ngự đến Ālavī. Nàng lại suy nghĩ thêm rằng:


“Ta đã được diễm phúc chiêm ngưỡng kim thân Ngài, có màu da vàng ròng tinh

anh cao thượng cách đây ba năm. Giờ đây, ta lại được duyên may chiêm ngưỡng kim

thân Ngài và được nghe lời giáo giới của Ngài. Pháp thoại có hương vị thật thù

thắng”.


Vào sáng hôm sau, khi cha nàng đi đến hàng dệt, dặn bảo nàng:


- Này con! Tấm vải sātaka của người mướn ta dệt, ta đang dệt còn khoảng một

gang tay nữa thì xong, ta phải dệt cho xong tấm vải ấy trong ngày hôm nay. Vậy con

hãy cuộn tơ đi, khi xong rồi mang đến hàng dệt cho cha.


Nàng nghe cha bảo như thế, suy nghĩ rằng:


- Ta đang muốn nghe Pháp nơi Đức Đạo Sư, nhưng cha ta lại dặn phải cuộn tơ

như thế. Ta phải làm sao đây nhỉ? Nghe Pháp của Bậc Đạo Sư hay là cuộn tơ cho cha

ta?


Nàng lo lắng, rồi suy tư: “Nếu ta không lo cuộn tơ cho cha, người sẽ đánh ta.

Thôi ta hãy gắng cuộn tơ cho mau chóng, rồi đi đến nghe Pháp sau”.


Nàng ngồi cuộn tơ, rồi mang cuộn tơ đặt vào giỏ đi đến hàng dệt của cha.


Bây giờ, cả thị dân trong thành Ālavī đều đến tịnh xá cúng dường Đức Thế Tôn

cùng Tăng chúng, rồi ngồi yên lặng chung quanh để chuẩn bị nghe Pháp thoại của

Đức Thế Tôn. Bậc Đạo Sư im lặng, Ngài suy nghĩ rằng:


- Ta vì nàng tín nữ này mà đến đây, du hành trọn quãng đường 30 do tuần (1).

(1 do tuần = 16km)


Hiện nay nàng Chức Nữ chưa có mặt, khi nào nàng ấy đến, khi ấy Như Lai mới giảng

pháp tuỳ hỷ.


Đức Như Lai vẫn im lặng. Khi Bậc Tối Thượng nhân im lặng thì không một ai

trong thế gian này, kể cả Ma Vương, Phạm Thiên có đủ thần lực để bạch hỏi được.

Khi nàng Chức Nữ mang giỏ đựng tơ đến tịnh xá, nàng đi vào hội chúng, đứng

phía sau thính chúng, chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn. Bây giờ, Bậc Đạo Sư đưa mắt

nhìn nàng, nàng hiểu rằng: “Bậc Đạo Sư đang ngồi giữa đại chúng, Ngài im lặng

nhưng lại đưa mắt nhìn ta, nghĩa là Ngài đang chờ đợi ta”.


Vô cùng hoan hỷ, cô đặt giỏ đựng tơ xuống, đi đến đảnh lễ dưới chân Đức Đạo Sư.



Hỏi rằng: Vì sao Đức Thiện Thệ trông chờ nàng tín nữ ấy?


Đáp rằng: Được biết rằng: Nghiệp đoạn tận sẽ đến với nàng trong ngày hôm ấy,

nếu nàng mệnh chung trong lúc còn phàm nhân thì sẽ không có được sự sanh thú chắc

chắn. Nhưng khi nàng đến nơi ngự của Đấng Như Lai, sẽ chứng đạt Dự Lưu Quả, có

được sanh thú chắc chắn, sẽ sanh về cõi Tusitā.


Bấy giờ, nàng Chức Nữ đi vào đảnh lễ Đức Thế Tôn xong rồi đứng vào nơi phải

lẽ, Đức Thế Tôn phóng hào quang 6 màu toả ra. Đợi cho nàng yên vị, Đức Thế Tôn

phán hỏi nàng rằng:


- Nàng tín nữ! Nàng từ đâu đến?

- Bạch Thế Tôn! Con không biết.

- Này tín nữ, rồi nàng sẽ đi về đâu?

- Bạch Thế Tôn, con không biết được.

- Này tín nữ, nàng không biết thật ư?

- Bạch Thế Tôn, con biết.

- Có thật nàng biết chăng?

- Bạch Thế Tôn, con không biết.


Đức Thế Tôn phán hỏi nàng bốn câu hỏi như thế. Khi ấy đại chúng nghe nàng trả

lời như thế, xôn xao trách nàng rằng:


- Này các người, hãy nhìn xem cô con gái người thợ dệt, nàng ta đã giễu cợt Đức

Đạo Sư. Khi Ngài hỏi: Nàng từ đâu đến, thì nàng nên đáp là: Từ nhà đến. Khi Ngài

hỏi nàng: Nàng sẽ đi về đâu, thì nên đáp là: Con sẽ trở về nhà. Khi Ngài hỏi thì nàng

ta cần phải trả lời như thế chẳng là thích hợp, chẳng phải sao?


Bấy giờ, đợi cho thính chúng lặng yên, Đức Thế Tôn từ tốn hỏi nàng Chức Nữ

rằng:


- Này tín nữ, khi Như Lai hỏi nàng: Nàng từ đâu đến? Vì sao nàng trả lời rằng:

Con không biết?

- Bạch Thế Tôn! Ngài vẫn biết con từ nhà đi đến đây, nhưng Ngài hỏi: “Ngươi từ

đâu đến?” không phải là ý như vậy, mà Ngài hỏi rằng: “Con từ đâu sanh đến đây?”.

Nhưng con không biết được con từ cảnh giới nào tái sanh vào cảnh giới này, nên con

đáp là: “Con không biết”.


Lần thứ nhất, Đức Như Lai tán thán rằng:


- Sadhu! Sadhu! Này tín nữ, ngươi đã giải đáp đúng câu hỏi mà Như Lai hỏi

nàng. Này tín nữ! Thế tại sao, khi Như Lai hỏi nàng: “Ngươi sẽ đi về đâu?” thì nàng

lại đáp rằng: “Con không biết?”.

- Bạch Thế Tôn! Lẽ thường Ngài vẫn biết sau khi con nghe Pháp xong thì trở về

nhà. Nhưng Ngài muốn hỏi con rằng: “Sau khi chết, con sẽ tái sanh vào cảnh giới

nào?”. Nhưng con thì không biết cảnh giới tái sanh của mình, nên con đáp là: “Con

không biết”.



- Lành thay! Lành thay! Này tín nữ, nàng đã đáp đúng với ý nghĩa của câu hỏi

này.


Bậc Đạo Sư khi tán thán nàng lần thứ hai rồi, Ngài phán hỏi tiếp:


- Này tín nữ! Khi Như Lai hỏi nàng: “Nàng không biết thật sao?”. Vì sao nàng

lại trả lời rằng: “Bạch Thế Tôn, con biết”.

- Bạch Thế Tôn! Vì con hiểu biết rằng: Hễ có thân tâm này, tất sẽ có ngày hoại

diệt. Vì thế con trả lời rằng: “Bạch Thế Tôn! Con biết”.


Lần thứ ba, Đức Thế Tôn tán thán nàng Chức Nữ:


- Lành thay! Lành thay! Nàng đã đáp đúng ý nghĩa của câu hỏi Như Lai. Này tín

nữ! Khi Như Lai hỏi: “Nàng biết thật sao?”. Vì sao nàng lại trả lời rằng: “Bạch Thế

Tôn, con không biết?”.


- Bạch Thế Tôn! Con vẫn biết chắc chắn rằng con phải chết, nhưng sau khi chết

sẽ sanh vào nơi nào, lại nữa con sẽ chết vào ban ngày hay ban đêm? Chết bằng cách

nào? Nơi nào trên rừng hay dưới nước? Vào lúc nào thiếu niên hay trung niên… Con

không thể biết được, nên con trả lời rằng: “Bạch Thế Tôn! Con không biết”.


Lần thứ tư, Đức Thế Tôn tán thán nàng rằng:


- Này tín nữ! Câu hỏi của Như Lai, nàng đã giải đáp đúng theo ý nghĩa như thế.

Và Ngài dạy đại chúng rằng:

- Các người không hiểu biết ý nghĩa câu hỏi của Như Lai như nàng tín nữ ấy.

Những câu hỏi thâm diệu đã được nàng giải đáp phơi bày đúng lý. Các ngươi nên tán

thán nàng, chớ đừng phiền hà trách cứ nàng. Người vô nhãn gọi là người mù, cũng

vậy người thiếu trí được gọi là kẻ ngu. Còn người có mắt sẽ thấy được các sắc rõ ràng,

người có trí thường thấu đạo lý nghĩa thậm thâm vậy.


Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:

 

“Andhabhūto ayaṃ loko, Tanukettha vipassati; Sakuṇo jālamuttova, Appo saggāya gacchati”.

"Đời này thật mù quáng,

Ít kẻ thấy rõ ràng.

Như chim thoát khỏi lưới,

Rất ít đi thiên giới."



Bài đăng gần đây

Xem tất cả

1 Comment


Guest
Oct 15, 2022

Sadhu! sadhu!sadhu!

Like
bottom of page