top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 285 - ĐỆ TỬ ĐẠI ĐỨC SĀRIPUTTA

Đã cập nhật: 13 thg 7



“Ucchinda sineham attano Kumudaṃ sāradikaṃ’va pāṇinā, Santimaggam eva brūhaya Nibbānaṃ sugatena desitaṃ”.

"Tự cắt giây ái dục,

Như tay bẻ sen thu,

Hãy tu đạo tịch tịnh,

Niết-bàn, Thiện Thệ dạy."


Pháp cú nầy được Đức Thế Tôn thuyết lên khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến đệ tử Ngài Sāriputta.

Tương truyền rằng: Một thanh niên con nhà làm nghề thợ bạc, đẹp trai đã xin

xuất gia với Đại Đức Sāriputta. Đại Đức nghĩ: “Các thanh niên thì tình ái rất mạnh”.

Thế rồi, Đại Đức cho đệ tử mình đề mục niệm tử thi (bất tịnh), ngõ hầu chống lại tình

xuân. Đề mục nầy không thích hợp với vị đệ tử. Bởi vậy, khi vào rừng hành thiền suốt

cả ba tháng, vị nầy chẳng đạt đến trạng thái định tâm (citta ekaggatā), bèn trở về bạch

với Đại Đức. Đại Đức hỏi:

- Nầy Hiền giả! Hiền giả đã đạt được đề mục chưa?

Vị trò liền đem chuyện mình bạch lại với thầy. Khi ấy, Đại Đức nói với đệ tử

rằng:

- Hành giả không nên bỏ cuộc, nói rằng: “Đề mục thiền của ta không thành

tựu”.

Rồi Đại Đức giảng giải thật kỹ về đề mục Bất tịnh nầy cho đệ tử. Nhưng lần thứ

hai, vị đệ tử cũng không đạt được pháp Thượng nhân nào cả, nên lại trở về bạch với

thầy. Lần nầy Đại Đức Sāriputta cũng vẫn dạy đề mục cũ, dùng nhiều ví dụ để vạch rõ

những lý do then chốt. Rốt cuộc lại cũng chẳng có kết quả chi.

Đại Đức nghĩ thầm: “Vị Tỳ khưu đang hành đạo, nếu trong tâm có nhiều phiền

não dục vọng thì biết rằng có, không có thì biết rằng không có. Tỳ khưu nầy hành đạo

tinh tấn, không phải là không tinh tấn. Đi trên chánh lộ chứ không phải tà lộ, trịch

ngoài tà lộ. Chắc có lẽ người nầy có duyên được Đức Thế Tôn chuyển hóa”. Vào xế

chiều, Đại Đức dắt vị đệ tử đến yết kiến Đức Bổn Sư và tường trình hết mọi việc, nói

rằng:

- Bạch Ngài! Đây là vị Tỳ khưu đệ tử của con. Do đó con đã truyền dạy vị ấy đề

mục quán bất tịnh.

- Nầy Sāriputta! Tuệ hiểu biết rõ những khuynh hướng và tùy miên phiền não

của chúng sanh chỉ có nơi Đấng Chánh Đẳng Giác, là bậc đã viên mãn Pháp Độ,

chứng đắc Toàn Giác quả khiến cho mười ngàn thế giới hoan hô vang dội.

Đức Thế Tôn quán xét nội tâm của vị Tỳ khưu trẻ rằng: “Tỳ khưu nầy từ gia tộc

nào xuất gia”. Khi biết vị nầy từ gia đình thợ bạc đi xuất gia, Đức Thế Tôn tiếp tục

quán tiền kiếp của vị ấy, thấy được rằng: “Vị nầy đã tái sanh trong gia đình thợ bạc

500 kiếp liên tục rồi”.



Đức Bổn Sư suy nghĩ rằng: “Tỳ khưu nầy đã từng sống trong gia đình thợ bạc

500 kiếp, đã nhiều lần nói: Ta sẽ làm ra những cánh hoa Kannikā (bông đeo tai),

những đóa hoa sen…” và quanh quẩn chỉ tiếp xúc với chất vàng ròng mà thôi. Những

đề mục bất mỹ, như thể trược không thích hợp với Tỳ khưu nầy. Nên cho Tỳ khưu ấy

niệm những đề mục khả ái hơn. Đức Bổn Sư bảo rằng:


- Nầy Sāriputta! Đề mục của ngươi khiến Tỳ khưu nầy mệt mỏi, dụng công trong

bốn tháng mà chẳng có kết quả chi. Hôm nay, sau bữa thọ trai ngày mai đệ tử thầy sẽ

chứng A La Hán. Thôi thầy hãy về đi.


Đại Đức Sāriputta ra về. Vào sáng hôm sau, Đức Thế Tôn dùng thần thông tạo ra

một đóa hoa sen vàng lớn như bánh xe bò, khiến cho những cánh hoa và cuống sen có

vẻ như có nước nhểu ra từng giọt và dẫn người đệ tử ấy ra bờ hồ, trao đóa sen ấy cho

thầy, bảo rằng:


- Nầy Tỳ khưu! Hãy cầm lấy đóa sen nầy đi đến tận ranh chùa và đặt nó lên một

đống cát. Ngồi kiết già, lưng thẳng trước cánh hoa sen, khởi niệm đề mục

“Lohitakaṃ! Lohitakaṃ” (Đỏ! Đỏ!).


Cầm lấy cánh hoa sen từ tay Đức Phật trao cho, thầy Tỳ khưu trẻ bỗng phát sanh

tâm tịnh tín. Thầy ra tận ranh chùa, vun cát thành đống rồi cắm cuống sen lên đó, ngồi

kiết già đối diện với cánh hoa sen, niệm đề mục “Lohitakaṃ! Lohitakaṃ!”.


Ngay khi đó, năm pháp cái (Nīvarana) đều bị vẹt ra và Cận định (upacārajhānaṃ) sanh lên.

Không gián đoạn, vị Tỳ khưu liền nhập Sơ Định, xuất sơ thiền, đi kinh hành cho đến khi thuần thục năm pháp Vasī, rồi lại ngồi hành đạo chứng đắc Nhị Thiền, rồi Tam Thiền. Sau khi thuần thục trong Tứ Thiền, vị ấy tâm thỏa thích với thú vui Thiền định (jhānakitamkilanto nisīdi).


Đức Bổn Sư biết vị Tỳ khưu trẻ đắc các tầng thiền rồi, nhưng Ngài quán xét

thêm rằng: “Tỳ khưu trẻ nầy có thể tự lực phát triển Quán minh để chứng đạt đạo quả

cao siêu chăng?”. Khi Ngài thấy rằng: “Không thể được”. Ngài liền khiến cho cánh

hoa sen từ từ héo úa, trở thành đen giống như bị vò nát trong hai bàn tay vậy.

Vị Tỳ khưu trẻ xuất thiền, nhìn thấy đóa hoa sen hiện rõ tướng vô thường như

vậy, tự nghĩ rằng: “Đóa sen nầy sao lại lộ vẻ như là bị già nua đánh đập vậy? Rất đỗi

những vật không có sự bám víu vào thế gian (anupādinnake) mà còn phải già nua như

vậy huống chi những chúng sanh có sự bám víu vào thế gian sẽ bị già nua thắng

phục”. Đồng thời với sự thấy rõ Vô thường tướng (Aniccālakkhaṇa), hành giả cũng

thấy Khổ não tướng (Dukkhālakkhaṇa) và Phi ngã tướng (Anattālakkhaṇa). Bấy giờ

ba tướng hiện lên giống như đang thiêu đốt cả Tam giới và ghê tởm như xác chết buộc

vào cổ vậy.

Ngay lúc ấy, cách vị Tỳ khưu trẻ không xa, một đứa con trai lội xuống ao, hái

những cánh hoa sen trắng chất đống trên bờ. Vị Tỳ khưu ngắm những đóa Bạch liên

dưới nước và trên bờ, thì thấy những cánh dưới nước có vẻ tuyệt đẹp giống như chúng

đang vươn lên đầm nước mát, còn những cánh sen nằm trên bờ thì dần héo tàn.


Vị ấy tự nghĩ: “Với những vật không có thủ hữu mà sự già nua còn đánh đập

như thế, huống hồ gì những vật có thủ hữu nó lại không buông tha (không đánh

những chúng sanh bám víu vào thế gian) hay sao?”.

Càng suy xét, vị ấy càng thấy rõ bản chất tướng vô thường, khổ não và phi ngã

hơn bao giờ hết. Đức Bổn Sư biết rõ rằng: “Bây giờ, những đề mục của Tỳ khưu nầy

được thấu triệt đến nguồn cội”. Ngồi trong hương thất, Ngài phóng hào quang đến

ngay trước mặt vị Tỳ khưu trẻ. Vị ấy suy nghĩ: “Cái chi thế?”. Ngước mắt nhìn lên

thấy hình ảnh Đức Thế Tôn, vị ấy đứng dậy đảnh lễ Ngài. Khi ấy, Đức Thế Tôn suy

xét đến pháp tánh thích hợp cho vị ấy rồi, Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:


“Ucchinda sineham attano Kumudaṃ sāradikaṃ’va pāṇinā, Santimaggam eva brūhaya Nibbānaṃ sugatena desitaṃ”.

"Tự cắt giây ái dục,

Như tay bẻ sen thu,

Hãy tu đạo tịch tịnh,

Niết-bàn, Thiện Thệ dạy."


Bài đăng gần đây

Xem tất cả

댓글


bottom of page