“Dubbajjaṃ durabhiramaṃ Durāvāsā gharā dukhā Dukkho samānasaṃvaso Dukkhānupatitaddagū Tasmā na c’addhagū siyā Na ca dukkhānupatito siyā”. | "Vui hạnh xuất gia khó, Tại gia sinh hoạt khó, Sống bạn không đồng, khổ, Trôi lăn luân hồi, khổ, Vậy chớ sống luân hồi, Chớ chạy theo đau khổ." |
Khi bậc Đạo Sư ngự tại Vesalī trong Đại Lâm, đề cập đến vị Tỳ khưu là con vua Vajjī, thuyết lên kệ ngôn nầy.
Các vị Luận Giải Sư giảng ý nghĩa: Vị Tỳ khưu con vua Vajjī nầy sống một
mình độc cư trong rừng, gần thành Vesālī. Vị ấy nghe văng vắng tiếng đàn hát từ
thành vọng đến, lấy làm bất mãn mới thốt lên bài kệ:
“Ta sống độc cư trong rừng sâu
Như khúc gỗ người vất hố sâu
Đêm về tiếng hát vọng từ đâu?
Có ai sánh cùng ta đâu”.
Được nghe rằng: Vị Tỳ khưu ấy là Hoàng tử xứ Vajjī, đã từ bỏ lầu son, điện
ngọc đi xuất gia. Một hôm khắp kinh thành Vesalī treo cờ xí trang trí kinh đô rực rỡ,
mừng đại hội. Có 7707 vị vua cùng triều thần các xứ và cả Tứ Đại Thiên Vương đến
dự, cuộc lễ diễn ra suốt đêm ngày. Hôm ấy là đêm rằm, nhằm lúc sen nở, bầu trời đầy
trăng sao, vị nầy đi kinh hành liên tiếp, bỗng nghe khúc khải ca từ xa vọng đến, chạnh
lòng Tăng sĩ, nên đã nói lên như vậy.
Chư thiên ngự tại đó nói lên bài kệ như sau:
“Người sống độc cư trong rừng
Như khúc gỗ bị ngươi vứt bỏ
Thích thú khoái lạc đưa địa ngục
Thích thú hành thiện đến cõi trời”.
Vị ấy nghe bài kệ nầy động tâm, sáng ngày vào yết kiến Bậc Đạo Sư. Đức Thế
Tôn hiểu rõ sự kiện nầy, Ngài biết rõ rằng đời sống tại gia là đau khổ, nên sách tấn vị
ấy bằng kệ ngôn rằng:
302. Xuất gia là khó, thỏa thích trong sự xuất gia là khó. Đời sống tại gia là khó
và đau khổ. Liên kết với người không tương hợp là đau khổ. Đau khổ đến với khách
lữ hành (trong vòng luân hồi). Vậy chớ nên làm khách lữ hành, chớ nên làm người
chạy theo đau khổ”.
Commentaires