top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 328,329,330 - CHUYỆN CHƯ TỲ KHƯU

Đã cập nhật: 13 thg 7



328. “Sace labhetha nipakaṃ sahāyaṃ Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāridhīraṃ Abhibhuyya sabbāni parissayāni Careyya ten’attamano satīmā”.

"Nếu được bạn hiền trí

Đáng sống chung, hạnh lành,

Nhiếp phục mọi hiểm nguy

Hoan hỷ sống chánh niệm."

329. “No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ Saddhiṃ caraṃ sādhuvihāridhīraṃ Rājā va raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya Eko care mātaṅgaraññ’eva nāgo”.

​"Không gặp bạn hiền trí.

Đáng sống chung, hạnh lành

Như vua bỏ nước bại,

Hãy sống riêng cô độc,

Như voi sống rừng voi."

330. “Ekassa caritaṃ seyyo Natthi bāle sahāyatā Eko care na ca pāpāni kayirā Appossukko mataṅgaraññ’eva nāgo”.

​"Tốt hơn sống một mình

Không người ngu kết bạn.

Độc thân, không ác hạnh,

Sống vô tư vô lự,

Như voi sống rừng voi."

Khi Bậc Đạo Sư lưu trú tại khu Lâm Vụ Pālileyaka thuộc Đại Lâm Rakkhita, Ngài đề cập đến số đông Tỳ Khưu, thuyết pháp thoại nầy.

(Tương truyền rằng): Câu chuyện nầy đã có trong kệ ngôn “Pare ca ne

vijānanti”, thuộc Phẩm Song yếu.

Thật vậy, câu chuyện Đức Thế Tôn trú ngụ tại rừng Rakkhita, Ngài được Tượng

chúa phục dịch chu đáo, mọi người đều hiểu rõ. Những gia đình đại cự phú tộc như

Trưởng giả Anāthapiṇḍika, bà Visākhā đã khẩn cầu Đại Đức Ānanda rằng:

- Bạch Ngài, Ngài hãy nói rõ cho chúng tôi biết hiện Đức Đạo Sư ngự tại nơi

nào?

Cả 500 vị Tỳ khưu khác cũng đến nơi, yêu cầu Đại Đức Ānanda thỉnh Đức Thế

Tôn trở về, muốn diện kiến và nghe Pháp của Đức Thế Tôn, vì đã lâu rồi không được

nghe.

Đại Đức cùng chư Tăng đến rừng Rakkhita, Đại Đức suy nghĩ: “Suốt ba tháng

an cư kiết hạ, Ngài sống độc cư một mình, không có bóng dáng Tỳ khưu nào đến trú

xứ của Ngài, mà bây giờ vào đông đảo như thế nầy thì không thích hợp”.

Một mình Đại Đức đi vào yết kiến Đức Thế Tôn. Tượng chúa Pālileyyaka vừa

thấy Đại Đức đến vội ngăn cản, nó ngậm khúc cây chạy đến. Liền khi đó Đức Thế

Tôn phán bảo rằng:

- Nầy Pālileyyaka! Hãy tránh ra, đó là đệ tử của Đức Như Lai.



Nghe lời Ngài dạy, nó liền buồn cây xuống, tỏ ý thăm hỏi bằng cách nhận y bát.

Đại Đức Ānanda không trao. Tượng chúa suy nghĩ: “Nếu vị Tỳ khưu nầy đa văn, kiến

thức thâm sâu thì không bao giờ đặt trên tảng đá, chỗ ngự của Đức Phật”. Đại Đức

đặt y bát xuống đất, tất nhiên nếu vị Tỳ khưu thông suốt và hành động đúng Luật thì

không bao giờ để những vật dụng trên chỗ ngồi hay nằm của vị Thầy. Đại Đức đảnh

lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống nơi phải lẽ. Ngài phán hỏi rằng:

- Nầy Ānanda! Ngươi đến một mình hay sao?

- Bạch Thế Tôn! Con đến với 500 vị Tỳ khưu.

- Nầy Ānanda! Nếu vậy chư Tỳ khưu ấy hiện giờ ở đâu?

- Bạch Thế Tôn! Con không biết Ngài như thế nào, nên để các vị nghỉ bên ngoài

rồi con vào đây một mình.

- Nầy Ānanda! Hãy gọi các Tỳ khưu ấy vào đi.

Đại Đức Ānanda tín thọ lời dạy Đức Thế Tôn xong rồi, các Tỳ khưu ấy hỏi rằng:

- Bạch Thế Tôn! Ngài là bậc Tối Thượng Giác, là Pháp Vương cao thượng, suốt

ba tháng Ngài sống đơn độc, chắc gặp nhiều vất vả, có lẽ không ai phuc dịch Ngài

như dâng nước súc miệng...

- Nầy các Tỳ khưu! Đã có Tượng chúa Pālileyyaka phục dịch Như Lai. Thật vậy,

nếu không gặp được bạn đồng hành cùng chung lý tưởng, thì tốt hơn nên đơn độc một

mình.

Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn như vầy.

328. Nếu trên đường đời con gặp được bạn đồng hành thận trọng, (thích hợp) để

sống với nhau, người có phong cách và trí tuệ, hãy kết hợp với người ấy một cách

hoan hỷ và giác tỉnh, sẽ vượt khỏi mọi hiểm nguy.

329. Nếu không gặp được bạn đồng hành thận trọng, (thích hợp) để sống chung,

người đó không có phong cách chân chánh và trí tuệ thì con nên đơn độc một mình

như vị vua đã rời bỏ một Vương quốc đã chinh phục, hãy sống một mình như voi

sống giữa rừng sâu vậy.

330. Tốt hơn đơn độc một mình, không kết hợp với kẻ cuồng dại, hãy sống cô

độc, không hành mọi điều ác, khỏi lo âu như voi Mātaṅga sống giữa rừng sâu vậy.

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page