33.“Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ, Durakkhaṃ dunnivārayaṃ; Ujuṃ karoti medhāvī, Usukāro’va tejanaṃ”. | Tâm hoảng hốt giao động, Khó hộ trì, khó nhiếp, Người trí làm tâm thẳng, Như thợ tên, làm tên. |
34. “Vārijo’va thale khitto, Okamokata ubbhato; Pariphandati’daṃ cittaṃ, Māradheyyaṃ pahātaveti”. | Như cá quăng lên bờ, Vất ra ngoài thủy giới; Tâm này vùng vẫy mạnh, Hãy đoạn thế lực Ma |
bài kệ Pháp Cú nầy (33 – 34) Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại núi
Cālika (Trà Lý Ca), đề cập đến Đại đức Meghiya (Mê Kỳ Dạ).
(Sự tích Đại đức Meghiya có giải rộng trong kinh Meghiya. Nơi đây chỉ tóm tắt
sơ lược.)
Trong thời kỳ Đại đức Ānanda chưa xuất gia, đại đức Meghiya là vị Sa môn tùy
tùng của Đức Bổn Sư, một hôm trông thấy một vườn xoài, cảnh trí u nhã. Đại đức
phát tâm mãnh liệt, muốn vào đó để tu tập, mong sớm đắc đạo quả. Đại đức bèn ngỏ
lời xin phép Đức Thế Tôn, nhưng Ngài đã ngăn cản Đại đức ba lần mà Đại đức vẫn
quyết tâm bỏ Ngài ra đi.
Vào đến vườn xoài, Đại đức cố gắng hành Sa môn pháp, nhưng vì tâm còn dục
vọng chưa tự chủ được, nên phiền não dấy lên. Đại đức thối chuyển bèn quay về tạ tội
với Đức Bổn Sư.
Khi ấy Đức Bổn Sư qưở trách rằng:
- Nầy Meghiya! Tội của ông làm thật nặng nề lắm, Ta đã can ngăn, bảo ông
rằng: “Nầy Meghiya, hãy khoan. Hiện giờ Ta chỉ có một mình, chừng nào ta kiếm
thấy vị Tỳ khưu khác thay thế cho ông, rồi ông hãy đi”. Ông đã chẳng kể gì đến lời
yêu cầu của Ta, bỏ Như Lai một mình ra ra đi. Mang danh Tỳ khưu mà có tâm nông
nổi, không vâng lời Như Lai, thì thật là không nên vậy. Trái lại, ông nên sửa đổi tâm
mình sao cho nhẹ nhàng uyển chuyển, mềm mại dễ uốn nắn.
Nói rồi Đức Bổn Sư ngâm kệ rằng:
“Phandanaṃ capalaṃ cittaṃ,
Durakkhaṃ dunnivārayaṃ;
Ujuṃ karoti medhāvī,
Usukāro’va tejanaṃ”.
“Vārijo’va thale khitto, Okamokata ubbhato; Pariphandati’daṃ cittaṃ, Māradheyyaṃ pahātaveti”.
Tâm hoảng hốt giao động,
Khó hộ trì, khó nhiếp,
Người trí làm tâm thẳng,
Như thợ tên, làm tên.
Như cá quăng lên bờ, Vất ra ngoài thủy giới; Tâm này vùng vẫy mạnh, Hãy đoạn thế lực Ma.
Comments