top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 38,39 - ĐẠI ĐỨC PHỤC TÂM

Đã cập nhật: 12 thg 7




38.Anavaṭṭhitacittassa, Saddhammaṃ avijānato; Pariplavapasādassa, Paññā na paripūrati”.

Ai tâm không an trú,

Không biết chân diệu pháp,

Tịnh tín bị rúng động,

Trí tuệ không viên thành.

39.“Anavassutacittassa, Ananvāhatacetaso; Puññapāpapahīnassa, Natthi jāgarato bhayaṃ”.

Tâm không đầy tràn dục,

Tâm không hận công phá,

Đoạn tuyệt mọi thiện ác,

Kẻ tỉnh không sợ hãi,


Hai bài kệ Pháp Cú nầy, Đức Bổn Sư đã thuyết khi Ngài ngự an tại Jetavana (Kỳ

Viên), đề cập đến Đại đức Cittahattha (Phục Tâm).


Tương truyền rằng: Thưở ấy có một vị công tử vào rừng để tìm một con bò đi

lạc, theo dấu chân con bò đi mãi cho đến cuối giờ ngọ, công tử mới tìm gặp được nó.

Đuổi cho nó nhập bầy xong, công tử cảm thấy mình vừa đói lại vừa khát. Nhìn thấy

cổng Tịnh xá cậu nghĩ rằng: “Mình vào đây xin cơm nước, thế nào chư Tăng cũng

cho”. (Trong thời Đức Phật còn tại thế, có vô số thức ăn phụ và canh phát sanh đến

chư Tăng luôn luôn).


Sau khi ăn cơm no, uống nước đã khát, rửa tay và súc miệng rồi, công tử đảnh lễ

chư Tăng:


- Bạch Ngài! Hôm nay chắc là có thí chủ thỉnh các Ngài đến nhà thọ bát mang

về.


- Không đâu, nầy ông thiện nam, chư Tăng đi khất thực hằng ngày luôn luôn đều

được như thế nầy.


Công tử suy nghĩ: “Mình thức khuya dậy sớm, làm việc không hở tay, cũng chưa

có được cơm ngon canh ngọt mà dùng, mình nghe chư Tăng nói ngày nào cũng độ

như vầy thì thật là sướng quá. Mình nên đi tu chớ ở nhà làm gì cực khổ quá”.


Thế rồi, công tử đến xin chư Tăng cho mình được xuất gia nhập đạo.


Khi ấy, chư Tăng đáp: “Lành thay! Ông thiện nam”. Và cho công tử được xuất

gia ngay.


Thọ Cụ túc giới rồi, tân Tỳ khưu cũng làm hết mọi phận sự lớn nhỏ của một vị

Tỳ khưu. Nhờ được thọ hưởng đầy đủ lễ vật phát sanh lên đến chư Thánh Tăng, nên

mấy ngày sau vị Sư mới nầy phát phì.



Khi ấy, vị nầy nghĩ rằng: “Thà làm người cư sĩ còn hơn là sống đi trì bình khất

thực”. Thế rồi, vị ấy lại hoàn tục trở về nhà. Ở nhà làm công việc được vài hôm thì sút

ốm trở lại, thấy vậy chàng nghĩ rằng: “Thà làm vị Sa môn còn hơn ở nhà chịu cực khổ

như vậy”.


Nghĩ rồi, công tử lại đến chùa xin xuất gia. Cách vài hôm sau, nhà Sư mới lại bất

mãn, nên hoàn tục nữa. Nhưng trong lúc tại gia, công tử vẫn lui tới nơi chùa làm phụ

các việc hộ Tăng. Mấy bữa sau, công tử lại bất mãn nghĩ thầm: “Ta nên xuất gia chớ ở

nhà làm cái gì”.


Thế là, công tử đến đảnh lễ chư Tỳ khưu và xin xuất gia lại. Khi ấy, chư Tăng

nghĩ công người hộ độ nên cũng chiều lòng cho công tử xuất gia trở lại.


Công tử nầy đi xuất gia lại tất cả là sáu lần như vậy. Mỗi lần thấy công tử xuất

gia thì vị nào cũng nói:


- Ông Sư nầy bây giờ khắc phục tâm được rồi mới xuất gia hành đạo đó.


Vì thế chư Tăng tặng cho vị nầy danh hiệu Cittahattha. Trong thời gian Đại đức

Cittahattha hoàn tục rồi xuất gia trở lại nhiều lần như thế thì cô vợ có thai.


Đến kỳ muốn xuất gia lần thứ bảy, công tử từ rừng xách đồ phụ tùng mang về

nhà, bỏ xuống và nói:


- Ta sẽ đắp y trở lại.


Rồi đi ngay vô buồng, nhằm lúc cô vợ chửa của công tử ngủ mê, cô ta để tuột y

nội, thân thể lõa lồ mà không hay biết, mũi thì ngáy khò khò, miệng thì hả toang hoác,

ngó y như thây ma chết sình. Công tử ghê tởm, tự nghĩ: “Đây là Vô thường, Khỗ não.

Mình đã mấy lần xuất gia lại hoàn tục, cũng tại cái nầy đây mà mình không tu làm Tỳ

khưu lâu bền được”.


Đoạn công tử lấy y buộc thắt ngang bụng rồi chạy ra khỏi nhà. Khi ấy, bà mẹ vợ

đứng bên nhà kế cận, thấy công tử đi vào nhà rồi chạy trở ra, thì tự hỏi: “Thằng nầy từ

rừng mới về nhà, bây giờ lại lấy y vàng buộc ngang lưng bụng chạy trở ra đi về phía

chùa. Tại sao vậy cà?”.


Bà nhạc vào nhà thấy đứa con gái của mình nằm hở hang như thế thì biết ngay

là: “Thằng nầy nhìn thấy tướng con nầy nằm ngủ phát chán nên bỏ ra đi”.


Bà đánh thức con gái: “Dậy đi! Kāḷakaṇṇi (Hắc Nhi), chồng mầy thấy tướng

mầy nằm ngủ, nó chán bỏ đi luôn đó. Từ nay chắc nó không thuộc quyền sở hữu của

mầy nữa đâu”.


- Má à! Anh ấy đi rồi anh ấy về nhiều lượt rồi mà, vài bữa đây anh ấy lại trở về,

chớ có đi luôn đâu mà sợ.


Công tử Cittahattha đi trên đường, chân đặt bước mà miệng cứ lẩm nhẩm thầm:

“Vô thường, Khổ não”, rồi chứng đạt quả Tu Đà Hườn trong lúc đang đi đường.


Đến đảnh lễ chư Tăng xin xuất gia, công tử bị từ chối:


- Chư Tăng không muốn cho ông xuất gia, ông đâu có đủ tư cách là vị Sa môn.

Đầu ông cứng như đá mài dao.


- Bạch các Ngài, xin các Ngài hoan hỷ từ bi giúp con một lần nầy nữa mà thôi


Chư Tăng lại chiều lòng, cho công tử xuất gia, mấy ngày sau Tỳ khưu

Cittahattha chứng đắc A La Hán cùng với Tuệ phân tích, chư Tăng không biết việc

nầy, hỏi vị Thánh Tăng mới:


- Nầy đạo hữu! Kỳ nầy sao lâu quá đạo hữu chưa trở về nhà.


- Bạch các Ngài! Hễ còn luyến ái trong tâm thì còn trở về nhà. Ai dứt được tâm

luyến ái thì không còn muốn trở về nhà nữa chứ sao!


Chư Tăng kéo đến bạch cùng Đức Thế Tôn:


- Bạch Ngài! Tỳ khưu nầy đã dám nói với chư Tăng như thế. Ông nói như thế

tức là ông tráo trở, giả dối phạm đại vọng ngữ.


Nhưng Đức Bổn Sư xác nhận: “Nầy các Tỳ khưu! Ông ấy nói đúng sự thật, con

trai Ta trong lúc tâm còn bất định, không thông hiểu chánh pháp thì còn đi đi về về.

Nhưng bây giờ thì dứt cả việc phước việc tội”.


Nói rồi Đức Bổn Sư ngâm hai bài kệ như sau:


“Anavaṭṭhitacittassa,

Saddhammaṃ avijānato;

Pariplavapasādassa,

Paññā na paripūrati”.


“Anavassutacittassa,

Ananvāhatacetaso;

Puññapāpapahīnassa,

Natthi jāgarato bhayaṃ”.


Ai tâm không an trú,

Không biết chân diệu pháp,

Tịnh tín bị rúng động,

Trí tuệ không viên thành.


Tâm không đầy tràn dục,

Tâm không hận công phá,

Đoạn tuyệt mọi thiện ác,

Kẻ tỉnh không sợ hãi,


264 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page