top of page
Ảnh của tác giảKinh Pháp Cú

Tích Truyện Kinh Pháp Cú 415 - TRƯỞNG LÃO SUNDARASAMUDDA

Đã cập nhật: 20 thg 7



“Yodha kāme pahatvāna Anāgāro paribbaje Kāmabhavaparikkhīṇaṃ Tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ”.

"Ai ở đời, đoạn dục,

Bỏ nhà, sống xuất gia,

Dục hữu được đoạn tận,

Ta gọi Bà-la-môn."


Đức Thế Tôn Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến Trưởng lão Sundarasamudda, thuyết lên kệ ngôn nầy.


Tương truyền rằng: Trong thành Sāvatthī có một thiện gia tử là

Sundarasamudda, là con Trưởng giả có đại tài sản là 40 koṭi.


Một hôm công tử Sundarasamudda trông thấy chư Thánh đệ tử tay mang vật

thơm, dược phẩm... đi đến Tịnh xá nghe Pháp, công tử hỏi rằng:


- Nầy các vị, các vị đi đâu thế?

- Chúng tôi đi đến Tịnh xá nghe Pháp từ Bậc Đạo Sư.

- Thế tôi cũng sẽ đi nghe Pháp nữa.


Bậc Đạo Sư thấy được duyên lành xuất gia của công tử, nên thuyết lên tuần tự

Pháp. Công tử nghe pháp xong suy nghĩ:


- Theo lời Bậc Đạo Sư, người sống tại gia khó có thể thực hành Phạm hạnh viên

mãn được, ví như vỏ ốc đánh bóng mà thôi. Vậy ta hãy xuất gia đi.


Công tử đợi đại chúng ra về hết, đi đến bạch xin Đức Thế Tôn cho mình được

xuất gia. Theo thông lệ, chư Phật sẽ không cho người xuất gia nếu chưa có lịnh cha

mẹ.


Thế là, công tử Sundarasamudda trở về xin cha mẹ cho mình được xuất gia và

công tử cũng thực hiện biện pháp tuyệt thực như công tử Ratthapāla... Khi thành đạt

ước nguyện xuất gia rồi, Tỳ khưu Sundarasamudda suy nghĩ:


- Ta ở đây chẳng lợi ích chi, ta hãy rời khỏi nơi đây vậy.


Tỳ khưu Sundarasamudda rời kinh thành Sāvatthī đi đến kinh thành Rājagaha,

Ngài trì hạnh khất thực.


Vào ngày lễ hội, tại kinh thành Sāvatthī, ông bà Trưởng giả trông thấy bạn bè

của con mình vui vẻ trong lễ hội với y phục sang trọng, lộng lẫy, chợt nhớ đến con,

ông bà ngồi than thở rằng:


- Trò chơi vui như thế nầy mà con ta chẳng còn có cơ hội hưởng thụ được nữa.


Bấy giờ, có nàng kỹ nữ đi ngang dinh của ông bà Trưởng giả, thấy mẹ Ngài

Sundarasamudda đang nhớ con than khóc như vậy, nàng ngạc nhiên hỏi rằng:


- Thưa bà! Vì sao ông bà lại than khóc như thế?


- Nầy cô, vì ta nhớ con của ta.

- Thế công tử đi đâu rồi?

- Nó đã đi xuất gia rồi, nó xuất gia với Sa môn Gotama.

- Vậy thì, ông bà hãy bảo công tử hoàn tục đi.

- Nầy cô, con chúng ta không chịu điều nầy đâu, nó đã lìa bỏ Sāvatthī đến trú tại

Rājagaha rồi.

- Nếu tôi quyến rũ được công tử hoàn tục, bà sẽ đối xử với tôi như thế nào?

- Nếu được như thế, tôi sẽ giao cô cai quản hết gia sản nầy.

- Vậy bà hãy cho tôi trước một món tiền để làm lộ phí đi.


Nàng kỹ nữ nhận lấy món tiền lớn cùng với tùy tùng đến kinh thành Rājagaha.

Biết rõ con đường Trưởng lão Sundarasamudda hằng đi khất thực, nàng cho kiến tạo

ngôi biệt thự 7 tầng ở trên con đường đó, rồi nàng cho chuẩn bị những loại vật thực

thượng vị để cúng dường Trưởng lão từ mờ sáng. Khi Trưởng lão ngự đi khất thực,

nàng cung kính đặt bát Ngài, được đôi ba ngày thì nàng bạch:


- Thưa Ngài! Xin thỉnh Ngài hãy ngồi nơi hành lang của tòa lâu đài nầy thọ thực

đi.


Nàng kỹ nữ cúng dường đến Trưởng lão những loại vật thực thượng vị, bạch với

Trưởng lão rằng:


- Bạch Ngài! Xin Ngài hãy thường xuyên đến đây thọ thực đi, việc khất thực ở

nơi đây thật là bất tiện lắm.


Trưởng lão nhận lời, qua đôi ba ngày, nàng kỹ nữ cho các đứa trẻ tiền, và dặn

rằng: “Nầy các em! Khi Trưởng lão ngự đến đây, các em hãy nô đùa, làm cho cát bụi

tung lên. Nếu ta có la thì các em vẫn nô đùa hăng lên nữa”.


Sáng hôm sau, khi Trưởng lão đang dùng vật thực, bọn trẻ đùa giỡn làm tung cát

bụi lên, nàng kỹ nữ giả vờ la hét thì chúng càng nô đùa thêm lên nữa. Hôm sau, nàng

bạch với Trưởng lão rằng:



- Bạch Ngài! Những đứa bé nầy làm tung bụi cát, dù tôi có la rầy chúng vẫn

ngang bướng không nghe. Vậy xin Ngài hãy ngự bên trong nhà đi.


Trưởng lão nghe lời nàng thỉnh nên vào ngồi thọ thực bên trong nhà. Trải qua

vài ngày, nàng lại bảo bọn trẻ rằng: “Khi Trưởng lão đang thọ thực, dù chị có la rầy,

các em hãy làm nhộn lên nhé”. Và đám trẻ đã làm theo lời dặn của nàng kỹ nữ. Hôm

sau, nàng bạch với Trưởng lão rằng:


- Bạch Ngài! cho dù tôi có la rầy, nhưng bọn trẻ vẫn cứ làm nhộn lên. Vậy thỉnh

Ngài hãy lên lầu đi.


Khi Trưởng lão lên tầng một rồi, nàng kỹ nữ đóng các cửa sổ lại, đóng các cửa

lớn rồi lên sau.


Trưởng lão là người trì hạnh khất thực để sống, nhưng vì tham đắm vào vị ngon

của vật thực, đã lần lượt rơi vào mưu kế nàng kỹ nữ, đi đến tầng lầu thứ bảy.


Khi Trưởng lão ngồi vào nơi đã được soạn sẵn nơi lầu bảy, bây giờ nàng kỹ nữ

đã khiêu gợi dục tình nơi Trưởng lão, biểu lộ những cách gợi dục của nữ nhân rằng:

- Hỡi chàng có khuôn mặt đẹp như trăng rằm...


Được biết rằng: Nữ nhân hằng quyến rũ nam nhân bằng 40 cách (có giải rõ trong

Bổn sanh Kuṇā jātaka) là:


1- Nũng nịu 2- Cúi xuống

3- Ẻo lả người 4- Giả e thẹn

5- Khảy móng tay 6- Đạp chân nhau

7- Dùng cây vẽ trên đất 8- Bồng trẻ thơ

9- Thả trẻ xuống đùa 10- Tự đùa cợt

11- Cho trẻ đùa 12- Tự hôn mình

13- Cho trẻ hôn 14- Ăn uống

15- Cho trẻ ăn 16- Cho đồ trẻ em

17- Xin lại nhà 18- Giả ngây thơ

19- Nói lớn tiếng 20- Nói êm dịu

21- Nói ngắn gọn 22- Nói múp mở

23- Múa hát, hòa tấu, than khóc và trang điểm

24- Cười khúc khích 25- Nhìn thẳng

26- Lắc đầu 27- Lắc mông

28- Dang chân 29- Khép đùi

30- Hở ngực 31- Hở nách

32- Hở bụng 33- Chớp mắt

34- Nhíu mày 35- Cắn môi

36- Le lưỡi 37- Cởi áo ra

38- Mặc áo vào 39- Xõa tóc

40- Cột tóc lại


Nàng kỹ nữ trổ hết bốn mươi cách khêu gợi, nàng có đôi chân nhuộm hồng,

mang dép xinh đẹp đứng trước mặt Trưởng lão Sundarasamudda nói rằng:


- Chàng là nam tử xinh đẹp của em, em là nữ xinh đẹp của chàng. Cả hai chúng

ta sẽ xuất gia khi tuổi đã xế chiều.


Nghe như vậy, Trưởng lão Sundarasamudda khởi dục tầm rằng:


- Ôi! Sự nguy hại đã sanh lên với ta rồi, do vì ta không quán xét kỹ.


Bấy giờ, cách nơi ấy 25 do tuần, Bậc Đạo Sư đang trú tại Jetavana, Ngài mỉm cười. Thấy thế, Trưởng lão Ānanda bạch hỏi rằng:


- Bạch Thế Tôn! Do nhân chi, duyên chi mà Thế Tôn lại mỉm cười?


- Nầy Ānanda! Tỳ khưu Sundarasamudda cùng nàng kỹ nữ đang có trận thư

hùng quyết liệt với nhau, trận chiến đang diễn ra trên lầu bảy, ở thành Rājagaha.


- Bạch Thế Tôn! Trong cuộc thư hùng ấy, ai sẽ thắng? Ai sẽ bại?


- Nầy Ānanda! Tỳ khưu Sundarasamudda là kẻ thắng trận, nàng kỹ nữ thua trận.



Đức Thế Tôn sau khi tuyên bố như thế rồi, từ nơi Hương thất Ngài phóng hào

quang đến trước mặt Trưởng lão Sundarasamudda, phán dạy rằng:


- Nầy Tỳ khưu! Hãy cắt đứt ái luyến, hãy thoát ly cả hai loại dục đi.


Rồi Ngài thuyết lên kệ ngôn rằng:


“Ai ở đời đoạn dục. Bỏ nhà sống xuất gia. Dục hữu được đoạn tận. Ta gọi Bàla-môn”.


 

Trên thế gian nầy, người đã dứt bỏ được hai loại dục, đã từ bỏ đời sống tại gia

trở thành người không nhà. Người đã tuyệt trừ dục lạc và hữu, người ấy Như Lai gọi

là Bà la môn.


Dứt kệ ngôn, Trưởng lão chứng đạt A La Hán, Ngài dùng thần thông trổ nóc nhà

bay lên hư không, tán dương oai lực Đức Phật, từ hư không đi xuống đảnh lễ dưới

chân Bậc Đạo Sư.


Chiều đến, chư Tỳ khưu ngồi lại Giảng đường bàn luận cùng nhau rằng:


- Nầy chư Hiền! Tỳ khưu Sundarasamudda do tham đắm vị, suýt nữa làm mất

đời sống Phạm hạnh. Nhưng có Bậc Đạo Sư là nơi nương nhờ cho vị ấy.


Bậc Đạo Sư ngự đến phán dạy rằng:


- Nầy chư Tỳ khưu! Ta là nơi nương nhờ cho Tỳ khưu ấy chẳng phải là bây giờ

đâu, mà trong quá khứ ta cũng thường là nơi nương nhờ cho vị ấy rồi.


Chư Tỳ khưu thỉnh cầu Thế Tôn thuyết giảng Bổn Sanh, Ngài nhân đó thuyết lên

Bổn Sanh Vātamiga chi tiết rằng:


- “Được nghe rằng: Không có điều đê tiện hơn các vị, người giữ vườn tên là

Sañjaya đã bắt được con nai rừng, cũng do các vị ấy ”.


Rồi Ngài nhận diện Bổn sanh rằng:


- Trong thời ấy, Tỳ khưu Sundarasamudda là con nai, Quan đại thần nói lên bài

kệ để người giữ vườn thả nai chính là Như Lai vậy.

 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comentarios


bottom of page